Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Quy định về thiết kế, chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực cần phải đảm bảo những gì?
Theo Mục 1.4.1, Mục 1.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH giải thích về nồi hơi và bình chịu áp lực như sau:
1.4.1. Bình chịu áp lực
Là thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học hoặc hoá học cũng như để chứa và chuyên chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.
1.4.2. Nồi hơi
Là thiết bị dùng để sản xuất hơi từ nước mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt nhiên liệu hữu cơ, do nhiệt của các khí thải và bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản xuất hơi của nồi hơi.
Bên cạnh đó, tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH quy định về thiết kế, chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực như sau:
Những quy định về thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực
2.1.1. Người thiết kế nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành về thiết kế, kết cấu.
Người thiết kế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế.
Các nồi hơi và thiết bị chịu áp lực được thiết kế, chế tạo theo các tiêu chuẩn nước ngoài có quy định khác về kết cấu phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
...
Những quy định về chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực
2.2.1. Người chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực phải thực hiện chế tạo theo đúng thiết kế và không thấp hơn các quy định về chế tạo của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
2.2.2. Người chế tạo các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này tối thiểu phải có đủ năng lực sau đây:
2.2.2.1. Có thợ chuyên nghiệp phù hợp; được trang bị hoặc có các điều kiện hợp tác, liên kết sử dụng ổn định đối với thiết bị kỹ thuật chuyên dùng để đảm bảo chất lượng của nồi hơi, bình chịu áp lực được chế tạo đúng quy định của thiết kế.
2.2.2.2. Có đủ điều kiện tổ chức thực hiện kiểm tra, thí nghiệm vật liệu và mối hàn theo yêu cầu của Quy chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật đã quy định.
2.2.2.3.Có cán bộ kỹ thuật chuyên trách có trình độ chuyên môn về nồi hơi và bình chịu áp lực để theo dõi và tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2.2.2.4. Có khả năng tổ chức soạn lập đầy đủ các tài liệu kỹ thuật được quy định trong Điều 2.4.4.3. của Quy chuẩn này.
Như vậy, về thiết kế nồi hơi và bình chịu áp lực thì người thiết kế nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành về thiết kế, kết cấu. Người thiết kế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế.
Về chế tạo nồi hơi và bình chịu áp lực thì người chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực phải thực hiện chế tạo theo đúng thiết kế và không thấp hơn các quy định về chế tạo của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Theo Mục 4.1, Mục 4.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực cụ thể như sau:
Quy định về lắp đặt, sửa chữa nồi hơi và bình chịu áp lực
4.1. Những quy định về lắp đặt nồi hơi , bình chịu áp lực
4.1.1. Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải đảm bảo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành trong thiết kế lắp đặt.
Người thiết kế lắp đặt phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thiết kế lắp đặt.
4.1.2. Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải do người lắp đặt có đủ điều kiện sau đây:
4.1.2.1. Có thợ chuyên nghiệp phù hợp; được trang bị hoặc có các điều kiện hợp tác, liên kết sử dụng ổn định đối với thiết bị kỹ thuật chuyên dùng đảm bảo chất lượng lắp đặt đúng quy định của thiết kế chế tạo, lắp đặt.
4.1.2.2. Có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định.
4.1.2.3. Có cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về nồi hơi, bình chịu áp lực đủ năng lực để xây dựng quy trình lắp đặt, quy trình an toàn khi lắp đặt cũng như theo dõi và kiểm tra việc lắp đặt.
4.1.3. Người lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực chỉ được thực hiện các công việc lắp đặt sau khi đã xây dựng quy trình lắp đặt, biện pháp thi công lắp đặt đảm bảo an toàn.
4.1.4. Người lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ những quy định của thiết kế chế tạo, lắp đặt. Mọi sự thay đổi về thiết kế phải được sự đồng ý bằng văn bản của người thiết kế. Trong trường hợp không thể thực hiện, thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
4.1.5. Nồi hơi, bình chịu áp lực sau khi lắp đặt phải được thử thuỷ lực với áp suất thử do người thiết kế quy định nhưng không được thấp hơn các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
4.1.6. Những nồi hơi, bình chịu áp lực được chế tạo đồng bộ, đã được bọc bảo ôn, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt không có biểu hiện bị va đập, biến dạng và đã được thử thuỷ lực khi xuất xưởng chưa quá 24 tháng đối với nồi hơi và 18 tháng đối với bình chịu áp lực thì không cần thiết phải thử thuỷ lực sau lắp đặt.
Theo đó, việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải đảm bảo đúng quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành trong thiết kế lắp đặt.
Việc lắp đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải do người lắp đặt có đủ điều kiện có thợ chuyên nghiệp phù hợp; được trang bị hoặc có các điều kiện hợp tác, liên kết sử dụng ổn định. Có đủ điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng lắp đặt theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định,...
Một số quy định cần lưu ý về việc kiểm định an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực là gì?
Theo Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định về việc kiểm định an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực như sau:
Quy định về kiểm định an toàn và đăng ký nồi hơi, bình chịu áp lực
6.1. Tất cả các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này trước khi đưa vào sử dụng phải làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6.2. Nồi hơi và bình chịu áp lực khi kiểm định, đăng ký phải có đủ hồ sơ theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thiết bị do nước ngoài chế tạo thì lý lịch thiết bị phải lập lại theo mẫu quy định bằng tiếng Việt Nam.
6.3. Thời hạn kiểm định định kỳ và quy định về kiểm định bất thường nồi hơi, bình chịu áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
Thời hạn kiểm định thực hiện theo quy định của người chế tạo nhưng không được quá thời hạn quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định bất thường trước thời hạn chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động theo quy định tại Điều 7.1 của Quy chuẩn này hoặc do chính người sử dụng, quản lý thiết bị quyết định.
6.4. Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi, bình chịu áp lực. Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.
6.5. Việc kiểm định (khám nghiệm) các chai chứa khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn và các quy định hiện hành của Nhà nước.
6.6. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn, chức danh kiểm định viên thực hiện kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Theo đó, tất cả các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này trước khi đưa vào sử dụng phải làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Thời hạn kiểm định định kỳ và quy định về kiểm định bất thường nồi hơi, bình chịu áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?