Việc ký phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của thế chấp trực thăng được thực hiện như thế nào?
Thế chấp trực thăng có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Thế chấp trực thăng có phải đăng ký biện pháp bảo đảm không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2019/TT-BTP như sau:
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển
1. Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; thế chấp tàu biển.
2. Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tàu bay, tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu.
3. Thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký.
4. Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký.
5. Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển trong trường hợp đã đăng ký cầm cố, thế chấp.
6. Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển.
Theo đó tại khoản 1 Điều 13 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 như sau:
Đăng ký quốc tịch tàu bay
1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc thế chấp trực thăng phải đăng ký biện pháp bảo đảm.
Việc ký phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của thế chấp trực thăng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc ký phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của thế chấp trực thăng được thực hiện như thế nào?
Việc ký phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của thế chấp trực thăng được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BTP như sau:
Kê khai thông tin trên phiếu yêu cầu đăng ký
…
4. Việc ký phiếu yêu cầu đăng ký được thực hiện như sau:
a) Có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm bằng tàu bay hoặc các bên tham gia biện pháp bảo đảm bằng tàu biển hoặc người được các bên đó ủy quyền, trừ trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển;
b) Trong trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển thì phiếu yêu cầu đăng ký phải có chữ ký của bên nhận bảo đảm, bên bán tài sản trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu hoặc các bên tham gia biện pháp bảo đảm. Trong trường hợp trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký không có chữ ký của bên nhận bảo đảm, bên bán tài sản thì hồ sơ xóa đăng ký phải có văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm, bên bán tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm (sau đây gọi là Nghị định số 102/2017/NĐ-CP);
c) Chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, bên bán tài sản hoặc người được bên bán tài sản ủy quyền trong trường hợp mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu đối với trường hợp yêu cầu đăng ký thay đổi về bên nhận bảo đảm, bên bán tài sản; sửa chữa sai sót thông tin về bên nhận bảo đảm, bên bán tài sản; yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
d) Chỉ cần chữ ký, con dấu (nếu có) của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là người yêu cầu đăng ký trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên thì việc ký phiếu yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của thế chấp trực thăng được thực hiện như sau: Phải có đầy đủ chữ ký, con dấu (nếu có) của một trong các bên tham gia biện pháp bảo đảm bằng tàu bay hoặc người được các bên đó ủy quyền.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với thế chấp trực thăng thì ghi vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam các nội dung nào?
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với thế chấp trực thăng thì ghi vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BTP như sau:
Ghi nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam
1. Trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay trong trường hợp mua bán tàu bay có bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu bay kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, Cục Hàng không Việt Nam ghi thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm), ghi tên bên cầm cố, bên thế chấp, tên bên mua tài sản, tên bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, tên bên bán tài sản vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với thế chấp trực thăng thì ghi vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam các nội dung sau: ghi thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm), ghi tên bên cầm cố, bên thế chấp, tên bên mua tài sản, tên bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, tên bên bán tài sản vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?