Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi những hợp đồng nào? Thời điểm kiểm tra, giám sát hàng hóa?

Cho tôi hỏi: Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi những hợp đồng nào? Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi nào? Câu hỏi của anh C từ Đồng Nai.

Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi những hợp đồng nào?

Hợp đồng kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Như vậy, theo quy định, việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt, đó là :Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi những hợp đồng nào? Thời điểm kiểm tra, giám sát hàng hóa?

Việc kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa được thực hiện bởi những hợp đồng nào? (Hình từ Internet)

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi nào?

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
...

Như vậy, theo quy định, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam.

Lưu ý: Không được chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất bị ách tắc thì cơ quan nào có trách nhiệm điều tiết?

Việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định tại Điều 14 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.
b) Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định, trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất bị ách tắc trên địa bàn thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập để có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.

Trường hợp đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết thì Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:

- Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.

- Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

Tạm nhập tái xuất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Container rỗng không có móc treo có phải là phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải nộp tiền ký quỹ bao nhiêu?
Pháp luật
Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng có cần phải có Giấy phép tạm nhập tái xuất không?
Pháp luật
Được tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trong trường hợp nào? Hồ sơ đăng ký tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ?
Pháp luật
Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nào không cần phải có tờ khai hải quan?
Pháp luật
Phế liệu có phải là hàng hóa được phép tạm nhập tái xuất? Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm có cần giấy phép tạm nhập tái xuất hay không?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện thi công tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng là ở đâu?
Pháp luật
Thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào thì không cần phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất?
Pháp luật
Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất trong trường hợp nào sẽ không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất?
Pháp luật
Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế là ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tạm nhập tái xuất
499 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tạm nhập tái xuất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào