Việc kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc được thực hiện bao lâu một lần?
- Việc kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc được thực hiện bao lâu một lần?
- Cơ sở y tế có phải theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cho nhân viên y tế làm việc tại cơ sở mình không?
- Nhân viên bức xạ y tế được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ nào khi làm việc?
Việc kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc được thực hiện bao lâu một lần?
Tại Điều 15 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:
Kiểm xạ khu vực làm việc
1. Cơ sở y tế phải tiến hành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định sau:
a) Đo kiểm xạ môi trường làm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
b) Định kỳ hằng năm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
c) Định kỳ hàng tháng kiểm tra mức nhiễm bẩn phóng xạ tại nơi làm việc và môi trường xung quanh đối với cơ sở y học hạt nhân sử dụng thuốc phóng xạ khám và điều trị bệnh;
d) So sánh kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc với các mức điều tra đã được xác lập và xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục trong trường hợp kết quả kiểm tra lớn hơn mức điều tra.
2. Cơ sở y tế phải lập, lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc và thông báo kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ y tế.
Theo quy định này thì định kỳ hằng năm cơ sở y tế có trách nhiệm kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môi trường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ.
Như vậy ít nhất mỗi năm một lần cơ sở y tế phải kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc.
Việc kiểm tra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc được thực hiện bao lâu một lần? (hình từ Internet)
Cơ sở y tế có phải theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cho nhân viên y tế làm việc tại cơ sở mình không?
Tại Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:
Theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ
1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau:
a) Trang bị liều kế cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế và thực hiện đo đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 03 tháng một lần tại cơ sở được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;
b) Đánh giá liều chiếu xạ cá nhân tổng cộng cho các nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ), bằng tổng của liều chiếu ngoài (theo kết quả đánh giá bằng liều kế cá nhân) và liều chiếu trong (bằng cách đo đánh giá trực tiếp hoặc đánh giá dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ nơi làm việc, nồng độ phóng xạ trong không khí nơi làm việc, mức nhiễm bẩn phóng xạ nơi làm việc và thời gian làm việc, quy trình làm việc);
...
Như vậy, cơ sở y tế có phải theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cho nhân viên y tế làm việc tại cơ sở mình theo quy định trên.
Nhân viên bức xạ y tế được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ nào khi làm việc?
Tại Điều 17 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định nhân viên bức xạ y tế được cung cấp những trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ sau khi làm việc:
- Tạp dề cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang chụp răng toàn cảnh, thiết bị X - quang chụp sọ, thiết bị chiếu, chụp X - quang tổng hợp, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.
- Tạp dề cao su chì, tấm cao su che tuyến giáp cho nhân viên vận hành thiết bị chụp X - quang di động.
- Tạp dề cao su chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hành thiết bị X - quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bị X - quang chụp can thiệp và chụp mạch.
- Quần áo bảo hộ lao động, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo hộ hoặc bao chân cho nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).
- Bình phong chì che chắn cho nhân viên khi tiếp xúc với người bệnh lưu đã sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đã cấy nguồn phóng xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?