Việc kết hôn giữa người từng là bố chồng với con dâu có được không theo quy định của pháp luật?
- Việc kết hôn giữa người đã từng là bố chồng với con dâu có được không theo quy định của pháp luật?
- Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là bố chồng và con dâu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Chồng cũ có được quyền hủy yêu cầu kết hôn trái pháp luật giữa người từng là bố chồng và con dâu không?
Việc kết hôn giữa người đã từng là bố chồng với con dâu có được không theo quy định của pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như sau:
2. Cấm các hành vi sau đây:
…
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
…
Theo quy định của pháp luật về những hành vi bị cấm bao gồm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng:
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Như vậy, dù anh và chị đã ly hôn với nhau nhưng pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn giữa người đã từng là bố chồng và con dâu.
Do vậy bố chồng và chị không được kết hôn với nhau vì đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Việc kết hôn giữa người từng là bố chồng với con dâu có được không theo quy định của pháp luật? (hình từ internet)
Việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là bố chồng và con dâu sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã được quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
...
Theo quy định của pháp luật thì sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là bố chồng và con dâu sẽ bị xử phạt thấp nhất là 3.000.000 đồng cao nhất là 5.000.000 đồng.
Chồng cũ có được quyền hủy yêu cầu kết hôn trái pháp luật giữa người từng là bố chồng và con dâu không?
Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì những cá nhân, cơ quan tổ chức sau đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn..
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
- Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định với tư cách là người chồng cũ của chị thì không có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nhưng với tư cách là con của người bố chồng thì vẫn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?