Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình như thế nào theo quy định?
- Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình như thế nào theo quy định?
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải khi nào?
- Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia được quy định như thế nào?
Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình như thế nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 85 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải như sau:
Thực hiện hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu được hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường lập hồ sơ đề nghị theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 10 hằng năm để được xét duyệt hỗ trợ.
2. Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định này.
Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3 Điều 82 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động, sản phẩm tái chế của năm tiếp theo theo đề xuất của Hội đồng EPR quốc gia;
- Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính của cơ quan, tổ chức và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định và các đề nghị hỗ trợ tài chính theo đề nghị của Hội đồng EPR quốc gia;
- Tổ chức được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện thông báo và ký kết hợp đồng hỗ trợ với các cơ quan, tổ chức được nhận hỗ trợ tài chính;
- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam thực hiện thanh toán số tiền hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng ký kết quy định tại điểm d khoản 3 Điều 82 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý chất thải được thực hiện theo quy trình như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 85 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia và công khai việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động xử lý chất thải hằng năm trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
Lưu ý: Việc tiếp nhận, sử dụng tiền đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải phải công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Lãi tiền gửi ngân hàng của tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được sử dụng cho chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia được quy định như thế nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Hội đồng EPR quốc gia được quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 2235/QĐ-BTNMT năm 2023 như sau:
- Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số; các ý kiến đưa ra Hội đồng chỉ được ghi thành nghị quyết khi có từ 2/3 (hai phần ba) trở lên tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết đồng ý (kể cả thành viên vắng mặt có ý kiến đồng ý bằng văn bản).
- Phiên họp Hội đồng EPR quốc gia phải đảm bảo có từ 2/3 (hai phần ba) trở lên tổng số thành viên Hội đồng dự họp (tính cả thành viên vắng mặt có lý do nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng trước phiên họp).
- Các thành viên Hội đồng EPR quốc gia có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng khi được triệu tập hoặc ủy quyền cho người làm việc cùng cơ quan, tổ chức dự họp và chịu trách nhiệm về ý kiến của người được ủy quyền. Ý kiến của người được ủy quyền dự họp có giá trị như ý kiến của thành viên Hội đồng đã ủy quyền.
- Hội đồng EPR quốc gia họp thường kỳ 2 (hai) lần một năm. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quyết định việc triệu tập họp đột xuất hoặc tổ chức lấy ý kiến, biểu quyết thông qua bằng phiếu của các thành viên Hội đồng.
Trường hợp tổ chức lấy ý kiến, biểu quyết thông qua bằng phiếu phải đảm bảo có từ 2/3 (hai phần ba) trở lên tổng số thành viên Hội đồng gửi ý kiến, biểu quyết.
- Tài liệu phục vụ họp Hội đồng EPR quốc gia phải được chuyển đến các thành viên Hội đồng trước khi họp ít nhất là 07 (bảy) ngày; trường hợp phiên họp đột xuất, tài liệu được chuyển đến ít nhất là 05 (năm) ngày trước phiên họp. Các thành viên Hội đồng có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Hội đồng trước phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?