Việc hỗ trợ sau đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định?

Cho tôi hỏi việc hỗ trợ sau đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh Tâm từ Mỹ Tho.

Việc hỗ trợ sau đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định?

Căn cứ Điều 6 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về đối tượng được hỗ trợ hỗ trợ sau đầu tư như sau:

Đối tượng được hỗ trợ SĐT
Đối tượng được hỗ trợ SĐT là chủ đầu tư có dự án trong danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định hiện hành nhưng không vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, gồm:
1. Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2. Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. Các dự án đầu tư tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung; các xã thuộc chương trình 135 và các xã vùng biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang.

Như vậy, theo quy định thì đối tượng được hỗ trợ hỗ trợ sau đầu tư là chủ đầu tư có dự án trong danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định hiện hành nhưng không vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, bao gồm:

(1) Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

(2) Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

(3) Các dự án đầu tư tại:

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung;

- Các xã thuộc chương trình 135 và các xã vùng biên giới thuộc chương trình 120, các xã vùng bãi ngang.

Việc hỗ trợ sau đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định?

Việc hỗ trợ sau đầu tư được Ngân hàng Phát triển Việt Nam áp dụng đối với những đối tượng nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được hỗ trợ sau đầu tư đối với chủ đầu tư là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về điều kiện để được hỗ trợ sau đầu tư như sau:

Điều kiện để được hỗ trợ SĐT
1. Đối với chủ đầu tư:
Là đơn vị trực tiếp vay vốn, sử dụng và quản lý vốn vay để thực hiện đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.
2. Đối với dự án:
2.1. Dự án thuộc đối tượng hỗ trợ SĐT, nhưng chủ đầu tư không được NHPT bảo lãnh tín dụng đầu tư và không vay vốn của NHPT mà vay vốn tín dụng thương mại của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đầu tư.
2.2. Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, có biên bản nghiệm thu, văn bản phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án và đã trả được nợ vay.
2.3. Được NHPT thẩm định và ký hợp đồng hỗ trợ SĐT.
2.4. Được bố trí kế hoạch hỗ trợ SĐT trong kế hoạch tín dụng đầu tư hàng năm của Nhà nước.
...

Như vậy, để được hỗ trợ sau đầu tư, chủ đầu tư phải đáp ứng điều kiện: là đơn vị trực tiếp vay vốn, sử dụng và quản lý vốn vay để thực hiện đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ Điều 9 Quy chế hỗ trợ sau đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 54/QĐ-HĐQL năm 2007 quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư như sau:

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ SĐT
Để được xem xét hỗ trợ SĐT, chủ đầu tư gửi đến NHPT 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ SĐT (gửi một lần cho đến khi chấm dứt hợp đồng hỗ trợ SĐT) gồm:
1. Giấy đề nghị được hỗ trợ SĐT (bản chính).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).
3. Dự án đầu tư (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính hoặc có xác nhận sao y bản chính của cơ quan lập dự án).
4. Quyết định đầu tư của người có thẩm quyền theo quy định hiện hành (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).
5. HĐTD, Bảng kê số vốn giải ngân của tổ chức tín dụng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).
6. Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).
7. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định hiện hành (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).
Bản sao các tài liệu trên có từ 02 tờ rời trở lên phải đóng dấu giáp lai. Trường hợp các tài liệu trên có sự thay đổi, chủ đầu tư gửi bổ sung đến NHPT.

Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ sau đầu tư gửi đến Ngân hàng Phát triển Việt Nam bao gồm:

(1) Giấy đề nghị được hỗ trợ sau đầu tư (bản chính).

(2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).

(3) Dự án đầu tư (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính hoặc có xác nhận sao y bản chính của cơ quan lập dự án).

(4) Quyết định đầu tư của người có thẩm quyền theo quy định hiện hành (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).

(5) Hợp đồng tín dụng, Bảng kê số vốn giải ngân của tổ chức tín dụng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).

(6) Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).

(7) Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án theo quy định hiện hành (bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản sao từ bản chính).

Lưu ý: Bản sao các tài liệu trên có từ 02 tờ rời trở lên phải đóng dấu giáp lai. Trường hợp các tài liệu trên có sự thay đổi, chủ đầu tư gửi bổ sung đến Ngân hàng Phát triển.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị Ngân hàng phát triển Việt Nam bảo lãnh của Chủ đầu tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phần mềm công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển có các loại nào? Phần mềm công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được quản lý thế nào?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền sử dụng, quyền sở hữu của mình không?
Pháp luật
Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng phát triển Việt Nam được dùng để làm gì? Quỹ dự phòng tài chính có phải là vốn tự có của Ngân hàng không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được sử dụng vốn hoạt động để góp vốn, thành lập công ty con không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước hay không?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất? Thời gian chốt số liệu báo cáo?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Việc triển khai áp dụng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được xem là kết thúc khi nào?
Pháp luật
Phòng máy chủ hoạt động công nghệ thông tin trong hệ thống Ngân hàng Phát triển được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Phát triển Việt Nam
828 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Phát triển Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào