Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào?
- Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?
- Tài sản bảo đảm được dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào?
Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm;
b) Bù trừ số dư nội bảng;
c) Bảo lãnh của bên thứ ba;
d) Sản phẩm phái sinh tín dụng.
3. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;
...
Như vậy, theo quy định, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
(1) Tài sản bảo đảm;
(2) Bù trừ số dư nội bảng;
(3) Bảo lãnh của bên thứ ba;
(4) Sản phẩm phái sinh tín dụng.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?
Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:
a) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
b) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);
c) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
d) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;
đ) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;
e) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
...
Như vậy, theo quy định, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:
(1) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
(2) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);
(3) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
(4) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;
(5) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;
(6) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Tài sản bảo đảm được dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện đối với tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:
Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
...
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
3. Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm (Hc) tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này, hệ số hiệu chỉnh được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to-market) khi có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán. Trường hợp không có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc trước thời điểm tính toán, hệ số hiệu chỉnh bằng 100%;
...
Như vậy, theo quy định, tài sản bảo đảm được dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
(2) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?