Việc giám sát thi công xây dựng công trình được thực hiện trong quá trình nào? Chủ đầu tư được theo dõi nhà thầu thực hiện giám sát không?
Việc giám sát thi công xây dựng công trình được thực hiện trong quá trình nào?
Quy định về giám sát thi công xây dựng công trình Điều 120 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Theo quy định trên, việc giám sát thi công xây dựng công trình được thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng.
Giám sát thi công xây dựng công trình (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư được theo dõi nhà thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
Quyền của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, chủ đầu tư có quyền theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình đã ký kết.
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ từ chối nghiệm thu công trình khi nào?
Trường hợp nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ từ chối nghiệm thu công trình được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn mở thẻ VPBank VISA săn vé concert VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025 chi tiết?
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến là gì? Tiêu chuẩn truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động là gì?
- Mục đích yêu cầu tuyên truyền thực hiện Kết luận 137 được quy định có nội dung thế nào theo Kế hoạch 36?
- Phụ cấp giáo viên là gì? 08 loại phụ cấp giáo viên có thể nhận? Chính sách đối với nhà giáo được quy định thế nào?
- Hồ sơ xét tuyển học bạ 2025 gồm những gì? Danh sách các trường Đại học xét học bạ 2025 tại TPHCM?