Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện dựa trên những nội dung nào?

Để giám sát công trình thuộc lĩnh vực quản lý đất đai thì chủ đầu tư có được thuê đơn vị giám sát thực hiện nhiệm vụ không? Việc giám sát còn phải dựa trên những nội dung nào và có phải ghi nhật ký giám sát không? Câu hỏi của anh Quang từ Hà Nội

Để giám sát công trình thuộc lĩnh vực quản lý đất đai thì chủ đầu tư có được thuê đơn vị giám sát thực hiện nhiệm vụ không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT giải thích về việc giám sát công trình như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là hoạt động theo dõi về tiến độ thực hiện công trình và việc tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiểm tra công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là việc thực hiện các phương pháp kỹ thuật để đánh giá chất lượng, xác định khối lượng các hạng mục công trình, sản phẩm theo các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm như sau:

Nguyên tắc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm
1. Công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu công trình, sản phẩm phải tiến hành thường xuyên và có hệ thống trong quá trình thực hiện trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu được lập theo tiến độ thi công từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm.
2. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp (sau đây gọi chung là đơn vị giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát, kiểm tra công trình, sản phẩm cấp chủ đầu tư.
3. Các tổ chức, cá nhân thi công (sau đây gọi chung là đơn vị thi công) công trình, sản phẩm phải tự kiểm tra, nghiệm thu chất lượng, khối lượng của tất cả các hạng mục công trình, sản phẩm trước khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu.
4. Trong thời gian thi công nếu có sự thay đổi về chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thì quá trình giám sát, kiểm tra phải xác định cụ thể khối lượng các hạng mục công việc đã thực hiện trước và sau thời điểm chế độ chính sách tiền lương, định mức kinh tế - kỹ thuật thay đổi.

Theo đó, giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là hoạt động theo dõi về tiến độ thực hiện công trình và việc tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các quy định trong các chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ đầu tư có thể sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra có chức năng phù hợp để thực hiện giám sát công trình cấp chủ đầu tư.

Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện dựa trên những nội dung nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về nội dung giám sát công trình như sau:

Giám sát công trình, sản phẩm
1. Nội dung giám sát công trình, sản phẩm bao gồm:
a) Giám sát nhân lực, máy móc, thiết bị sử dụng để thi công công trình;
b) Giám sát sự phù hợp của quy trình công nghệ đơn vị thi công áp dụng so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được chủ đầu tư cho phép;
c) Giám sát tiến độ thi công công trình;
d) Giám sát về khối lượng phát sinh trong quá trình thi công công trình (nếu có);
đ) Giám sát quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công.
...

Như vậy, đơn vị giám sát sẽ thực hiện giát sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai dựa trên các nội dung như:

- Giám sát nhân lực, máy móc, thiết bị sử dụng để thi công công trình;

- Giám sát sự phù hợp của quy trình công nghệ đơn vị thi công áp dụng so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được chủ đầu tư cho phép;

Giám sát tiến độ thi công công trình;

- Giám sát về khối lượng phát sinh trong quá trình thi công công trình (nếu có);

- Giám sát quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cấp đơn vị thi công.

Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện dựa trên những nội dung nào?

Việc giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện dựa trên những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện giám sát công trình thì người giám sát có cần ghi lại nhật ký giám sát hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về việc ghi nhật ky giám sát như sau:

Giám sát công trình, sản phẩm
...
2. Trong quá trình giám sát công trình, người trực tiếp giám sát phải tiến hành ghi Nhật ký giám sát công trình theo Mẫu số 01 Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Bên cạnh đó, tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 49/2016/TT-BTNMT quy định về mẫu nhật ký giát sát công trình như sau:

Nhật ký giám sát trong trình trong lĩnh vực quản lý đất đai

Từ quy định trên thì trong quán trình giám sát, người trực tiếp giám sát công trình được giao phải tiến hành ghi Nhật ký giám sát công trình.

Trong nhật ký giám sát, người trực tiếp giám sát công trình phải nêu rõ thông tin về

- Chủ đầu tư;

- Công trình;

- Địa điểm thi công;

- Thông tin về đơn vị thi công, giám sát;

- Ngày giám sát;

- Người giám sát;

- Công đoạn giám sát

- Địa bàn nơi giám sát;

- Nội dung giám sát công trình.


Quản lý đất đai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai theo Luật đất đai? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc quản lý đất đai?
Pháp luật
Giám sát công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc giám sát công trình được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai trên cơ sở nào?
Pháp luật
Thẩm định sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai là gì? Việc thẩm định sản phẩm nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để nghiệm thu công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai? Hồ sơ nghiệm thu được lập thành bao nhiêu bộ?
Pháp luật
Việc nghiệm thu công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai gồm các nội dung nào? Hồ sơ nghiệm thu gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để thẩm định chất lượng công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai? Hồ sơ quyết toán công trình gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai theo quy định của Luật đất đai? Quyền hạn của chủ sở hữu đối với đất đai là gì?
Pháp luật
Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai, quản lý đất đai theo quy định pháp luật được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương chính là Bộ Tài nguyên và Môi trường có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý đất đai
1,487 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý đất đai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào