Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước được thực hiện bởi cơ quan nào?
- Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước được thực hiện bởi cơ quan nào?
- Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng có phải là nội dung được công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng không?
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tham nhũng gồm những hành vi nào?
Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước được thực hiện bởi cơ quan nào?
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 7 Luật Phòng chống tham nhũng 2019 như sau:
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thực hiện giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước được thực hiện bởi cơ quan nào? (Hình từ Internet).
Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng có phải là nội dung được công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung và hình thức công khai, minh bạch trong phòng, chống tham nhũng
1. Nội dung công khai, minh bạch gồm các quy định sau trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước.
a) Những thông tin về tổ chức, hoạt động của Công an đơn vị, địa phương.
b) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân và công dân.
c) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
d) Công tác tổ chức cán bộ của Công an đơn vị, địa phương.
đ) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch.
e) Đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
g) Quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và kết quả thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ.
h) Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng là nội dung được công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng.
Theo đó, các nội dung có thể được công khai bằng các hình thức sau:
- Công bố tại các cuộc họp của đơn vị.
- Niêm yết tại trụ sở đơn vị.
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Phát hành ấn phẩm.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đăng tải trên cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Tổ chức họp báo.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tham nhũng gồm những hành vi nào?
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tham nhũng gồm những hành vi được quy định tại Điều 8 Luật Phòng chống tham nhũng 2019:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
3. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
4. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Như vậy, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống tham nhũng gồm:
- Các hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này.
- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?