Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện như thế nào?
Quy chế tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh được quy định như thế nào?
Quy chế tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh được quy định tại Điều 9 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Quy chế tự kiểm tra
Chậm nhất trong sáu mươi (60) ngày kể từ ngày đơn vị cung cấp dịch vụ chính thức cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, đơn vị cung cấp dịch vụ phải ban hành quy chế nội bộ về việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình, gồm:
1. Quy trình thực hiện tự kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Thông tư này.
2. Quy trình thực hiện việc đo kiểm, đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã công bố và việc khắc phục những điểm chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã công bố.
Như vậy, chậm nhất trong 60 ngày kể từ ngày đơn vị cung cấp dịch vụ chính thức cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình, đơn vị cung cấp dịch vụ phải ban hành quy chế nội bộ về việc tự kiểm tra chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình, gồm:
- Quy trình thực hiện tự kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Thông tư này.
- Quy trình thực hiện việc đo kiểm, đánh giá thực tế chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã công bố và việc khắc phục những điểm chưa phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã công bố.
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện như thế nào?
Việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Tự giám sát chất lượng dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ
1. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình do đơn vị cung cấp, đảm bảo dịch vụ ổn định, chất lượng phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Trong trường hợp dịch vụ cung cấp có sự cố làm gián đoạn dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khoảng thời gian liên tục từ năm (05) giờ trở lên thì trong thời hạn ba (03) ngày kể từ ngày xảy ra sự cố, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và biện pháp khắc phục sự cố gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông nơi sự cố xảy ra.
Như vậy, theo quy định trên thì việc giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh của đơn vị cung cấp dịch vụ được thực hiện như sau:
- Đơn vị cung cấp dịch vụ phải giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình do đơn vị cung cấp, đảm bảo dịch vụ ổn định, chất lượng phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Trong trường hợp dịch vụ cung cấp có sự cố làm gián đoạn dịch vụ trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khoảng thời gian liên tục từ 05 giờ trở lên thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố, đơn vị cung cấp dịch vụ có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và biện pháp khắc phục sự cố gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử và các Sở Thông tin và Truyền thông nơi sự cố xảy ra.
Số mẫu đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Số mẫu đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 24/2016/TT-BTTTT như sau:
Báo cáo chất lượng dịch vụ phát thanh, truyền hình
…
3. Số mẫu đo kiểm
Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dịch vụ và đảm bảo yêu cầu, như sau:
a) Đối với dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
b) Đối với dịch vụ truyền hình mặt đất: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng trạm phát sóng phù hợp với vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
c) Đối với dịch vụ truyền hình cáp: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng điểm tập trung thuê bao gần với thuê bao nhất, phù hợp với phạm vi thiết lập mạng của doanh nghiệp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì số mẫu đo kiểm phục vụ công tác giám sát chất lượng dịch vụ phát thanh phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đối với dịch vụ truyền hình qua vệ tinh: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
- Đối với dịch vụ truyền hình mặt đất: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng trạm phát sóng phù hợp với vùng phủ sóng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp;
- Đối với dịch vụ truyền hình cáp: Số mẫu tối thiểu tương ứng với số lượng điểm tập trung thuê bao gần với thuê bao nhất, phù hợp với phạm vi thiết lập mạng của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?