Việc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo nguyên tắc nào? Hình thức đóng mới tàu biển?
Việc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước theo Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
- Việc đóng mới tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục đóng mới tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
- Tàu biển được đóng mới phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì?
Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hồ sơ quyết định mua tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về mua tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn tàu biển;
b) Dự án mua tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
d) Báo cáo giám định kỹ thuật tàu biển của Đăng kiểm Việt Nam hoặc của đăng kiểm nước ngoài là thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu biển quốc tế (IACS);
đ) Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với tàu đang khai thác;
e) Văn bản chấp thuận chủ trương cho vay của tổ chức tín dụng (nếu có).
...
3. Hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển, gồm:
a) Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
b) Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
c) Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
d) Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
đ) Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
Theo đó, hồ sơ quyết định đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm:
- Tờ trình về đóng mới tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả lựa chọn cơ sở hoặc nhà máy thực hiện dự án đóng tàu;
- Dự án đóng mới tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án;
- Hồ sơ thiết kế cơ bản của tàu đóng mới được cơ quan đăng kiểm phê duyệt;
- Nội dung chính của dự thảo hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận tương đương;
- Thỏa thuận bảo lãnh tiền vay, nếu người đóng mới tàu biển hoặc người cho vay vốn yêu cầu.
Đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước (Hình từ Internet)
Quy trình đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước thực hiện như thế nào?
Quy trình đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước tại Điều 25 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
- Phê duyệt chủ trương đóng mới tàu biển;
- Lựa chọn, xác định giá và nguồn vốn đóng mới tàu biển; dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch đóng mới tàu biển;
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đóng mới tàu biển. Dự án đóng mới tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu biển, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu biển, giá dự kiến, nguồn vốn đóng mới tàu biển, hình thức đóng mới tàu biển, phương án khai thác, hiệu quả kinh tế và các nội dung cần thiết khác;
- Quyết định đóng tàu;
- Hoàn tất thủ tục đóng mới tàu biển.
Hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước theo Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển
1. Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người mua thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người mua trực tiếp hoặc người môi giới.
3. Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
4. Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Theo đó, hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Lưu ý:
Hình thức đóng mới tàu biển sử dụng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?