Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi khi điều trị ngoại trú thực hiện như thế nào?
- Điều trị ngoại trú bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi quy định như thế nào?
- Khi điều trị ngoại trú trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, tiêu chuẩn tiếp nhận mới được quy định như thế nào?
- Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi khi điều trị ngoại trú thực hiện như thế nào?
Điều trị ngoại trú bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi (sau đây gọi là Hướng dẫn) Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:
Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
...
3.2. Điều trị ngoại trú:
Điều trị ngoại trú cung cấp điều trị và phục hồi tại hộ gia đình cho trẻ em bị bệnh SDD cấp tính nặng nhưng chưa có các biến chứng. Điều trị ngoại trú cần được tiến hành mỗi tuần.
Điều trị ngoại trú được thực hiện chủ yếu tại tuyến y tế cơ sở. Tùy từng trường hợp cụ thể việc điều trị ngoại trú có thể được thực hiện tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp với tình trạng của trẻ mắc bệnh SDD.
Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ, y sĩ.
Theo đó, điều trị ngoại trú cung cấp điều trị và phục hồi tại hộ gia đình cho trẻ em bị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính nặng nhưng chưa có các biến chứng. Điều trị ngoại trú cần được tiến hành mỗi tuần.
Điều trị ngoại trú được thực hiện chủ yếu tại tuyến y tế cơ sở. Tùy từng trường hợp cụ thể việc điều trị ngoại trú có thể được thực hiện tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp với tình trạng của trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Người chịu trách nhiệm điều trị là bác sỹ, y sĩ.
Điều trị ngoại trú bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi điều trị ngoại trú trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính, tiêu chuẩn tiếp nhận mới được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:
Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
...
3.2. Điều trị ngoại trú:
...
3.2.1. Tiêu chuẩn tiếp nhận
...
Theo đó, tiêu chuẩn tiếp nhận mới khi điều trị ngoại trú trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng cấp tính là chu vi vòng cánh tay MUAC < 115mm * Hoặc chỉ số CN/CC < -3SD và:
- Trẻ tỉnh táo và tình trạng lâm sàng tốt (không có dấu hiệu nguy hiểm của IMCI)
- Còn cảm giác thèm ăn
- Không phù.
Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi khi điều trị ngoại trú thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục III Hướng dẫn Ban hành kèm theo Quyết định 4487/QĐ-BYT năm 2016 quy định như sau:
Hướng dẫn điều trị bệnh SDD cấp tính:
...
3. Điều trị:
...
3.2. Điều trị ngoại trú:
...
3.2.2. Điều trị
- Các thuốc khác được cấp thêm tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý kèm theo của trẻ, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị khác.
- Sử dụng thuốc bao gồm kháng sinh cho trẻ được tiếp nhận điều trị ngoại trú (Phụ lục VIII).
- Sử dụng chế phẩm RUTF với liều lượng 170 kcal/kg cân nặng/ngày để phục hồi dinh dưỡng.
+ Xác định đủ lượng chế phẩm RUTF cho người chăm sóc trẻ. Lượng chế phẩm RUTF được tính dựa vào cân nặng của trẻ và thời gian sử dụng cho tới đợt sử dụng kế tiếp (Phụ lục IX).
+ Tư vấn cho người chăm sóc về điều trị dinh dưỡng sử dụng chế phẩm RUFT trong điều trị SDD cấp tính nặng (Phụ lục X).
- Nếu trẻ được chuyển đến từ các cơ sở điều trị nội trú, đánh giá tình trạng sức khỏe, hồ sơ sức khỏe và những thuốc đã sử dụng để có hướng điều trị phù hợp.
- Hướng dẫn và tư vấn cho những người trực tiếp chăm sóc trẻ về việc quản lý thuốc, tầm quan trọng của việc tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc tại nhà. Những người mắc bệnh truyền nhiễm không được chăm sóc trẻ.
- Theo dõi: Cán bộ y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thu thập và ghi nhận những thông tin sau đây vào sổ và phiếu theo dõi điều trị ngoại trú cho mỗi lần khám:
+ Cân nặng và MUAC cần được kiểm tra mỗi lần đến khám
+ Chiều cao/chiều dài cần được đo khi tiếp nhận; do hàng tháng; khi kết thúc điều trị ngoại trú (VD: khi CN/CC đạt mức yêu cầu)
+ Hỏi bệnh sử (để phát hiện các bệnh khác so với lần khám trước)
+ Khám lâm sàng
+ Kiểm tra cảm giác thèm ăn bằng RUTF.
+ Xác định lượng chế phẩm RUFT phù hợp và ghi lại vào phiếu sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị. Tăng cường tư vấn, giáo dục dinh dưỡng.
+ Yêu cầu người chăm sóc trẻ tuân thủ điều trị.
- Trẻ mắc bệnh SDD cần được chú ý đặc biệt nếu có một trong các dấu hiệu/biểu hiện sau:
+ Trẻ sụt cân trong 2 lần khám liên tiếp (2 tuần liên tục).
+ Cân nặng và tình trạng sức khỏe không cải thiện trong 3 tuần (cân nặng giữ nguyên hoặc tăng ít).
+ Trẻ không tuân thủ điều trị.
+ Trẻ được chuyển về từ điều trị nội trú.
Trẻ cần được thăm khám hoặc đến thăm tại hộ gia đình để tìm hiểu nguyên nhân nhằm có hướng điều trị phù hợp.
...
Việc điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính cho trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi khi điều trị ngoại trú thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?