Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp trong phạm vi nào?
- Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp trong phạm vi nào?
- Trường hợp nào việc quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được Quốc hội đồng ý?
- Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định thế nào?
Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp trong phạm vi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định:
Phạm vi đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 10 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
(1) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
(2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
(3) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
(4) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào việc quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải được Quốc hội đồng ý?
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động được quy định tại Điều 14 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý theo quy định của Luật này, trừ doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, theo quy định, trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động có mức vốn bổ sung tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định thế nào?
Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) như sau:
Phương thức xác định vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động
...
2. Mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định tương ứng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện.
3. Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ tối đa bằng 30% của mức chênh lệch dự kiến tăng doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ năm thứ ba tiếp theo so với doanh thu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ghi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán của năm trước liền kề năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ.
...
Như vậy, theo quy định, mức điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xác định tương ứng với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Những nguồn vốn này được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?