Việc đánh giá lựa chọn khi có sự điều chỉnh chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Có thể điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Việc đánh giá lựa chọn khi có sự điều chỉnh chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích như thế nào?
Có thể điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định:
Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
...
2. Điều chỉnh, bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp:
a) Căn cứ thẩm quyền, quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh nội dung hoặc bãi bỏ Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương;
b) Đối với điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì việc đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này.
Nếu cụm công nghiệp có công trình hạ tầng kỹ thuật hình thành từ ngân sách nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật được lựa chọn để quản lý, sửa chữa và vận hành phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp. Kinh phí xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp từ ngân sách nhà nước không được tính vào giá cho thuê đất, giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp; chi phí quản lý, sửa chữa, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật được tính vào giá sử dụng hạ tầng kỹ thuật chung của cụm công nghiệp. Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nội dung này thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.
Theo đó, khi có đủ căn cứ theo quy định pháp luật cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
Việc đánh giá lựa chọn khi có sự điều chỉnh chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá lựa chọn khi có sự điều chỉnh chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 32/2024/NĐ-CP, việc điều chỉnh chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì việc đánh giá, lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện như sau:
- Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là một nội dung thẩm định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp; được thực hiện trong quá trình thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
+ Đối với cụm công nghiệp có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có hồ sơ đề nghị thành lập, mở rộng cụm công nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo các Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các thành viên khác là đại diện một số sở, cơ quan liên quan;
+ Thư ký Hội đồng là đại diện phòng chuyên môn của Sở Công Thương và không phải là thành viên Hội đồng) để chấm điểm với thang điểm 100 cho các tiêu chí:
++ Phương án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 15 điểm);
++ Phương án quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (tối đa 15 điểm);
++ Năng lực, kinh nghiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã (tối đa 30 điểm) và phương án tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (tối đa 40 điểm).
+ Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật liên quan, Hội đồng thống nhất nguyên tắc, phương thức làm việc, các nội dung của từng tiêu chí và mức điểm tối đa tương ứng cho phù hợp.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm từ 50 trở lên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định giao làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp (trường hợp có từ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức trở lên cùng đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất;
+ Nếu có từ hai doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có số điểm cao nhất bằng nhau thì giao doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức theo đề xuất của Chủ tịch Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư).
Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 32/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm tổ chức cung cấp, quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích chung trong cụm công nghiệp; xây dựng, phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích trước khi tiếp nhận tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh vào cụm công nghiệp không trái quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư có trách nghiệm gửi Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp huyện 01 bản chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt để theo dõi, quản lý.
Trường hợp đã có tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thì trước khi phê duyệt Quy chế quản lý các dịch vụ công cộng, tiện ích phải lấy ý kiến tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?