Việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Những cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc?
- Tiêu chí đánh giá giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân gồm những nội dung gì?
Việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 767/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về nguyên tắc đánh giá như sau:
Nguyên tắc đánh giá
1. Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
2. Lấy sự hài lòng của tổ chức, công dân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
3. Bảo mật thông tin về tổ chức, công dân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
(2) Lấy sự hài lòng của tổ chức, công dân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
(3) Bảo mật thông tin về tổ chức, công dân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.
Việc đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Những cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc?
Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 767/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về thẩm quyền đánh giá như sau:
Thẩm quyền đánh giá
1. Ủy ban Dân tộc đánh giá chất lượng, tiến độ việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Ủy ban Dân tộc và vụ, đơn vị trực thuộc có thủ tục hành chính.
2. Các vụ, đơn vị có thủ tục hành chính tự đánh giá chất lượng, tiến độ việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
3. Tổ chức, công dân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
Như vậy, theo quy định, thẩm quyền đánh giá giải quyết thủ tục hành chính thông qua Bộ phận Một cửa tại Ủy ban Dân tộc thuộc về các cá nhân, tổ chức sau đây:
(1) Ủy ban Dân tộc đánh giá chất lượng, tiến độ việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Ủy ban Dân tộc và vụ, đơn vị trực thuộc có thủ tục hành chính.
(2) Các vụ, đơn vị có thủ tục hành chính tự đánh giá chất lượng, tiến độ việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
(3) Tổ chức, công dân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
Tiêu chí đánh giá giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 767/QĐ-UBDT năm 2022 quy định về tiêu chí đánh giá như sau:
Tiêu chí đánh giá
...
2. Tiêu chí đánh giá của tổ chức, công dân
a) Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính so với quy định;
b) Số lượng tổ chức, công dân phải yêu cầu bổ sung tài liệu để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Số lần tổ chức, công dân phải liên hệ với Ủy ban Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định;
đ) Thái độ ứng xử của công chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính;
e) Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban Dân tộc;
g) Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính;
h) Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân;
i) Các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định, tiêu chí đánh giá giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân bao gồm:
(1) Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính so với quy định;
(2) Số lượng tổ chức, công dân phải yêu cầu bổ sung tài liệu để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
(3) Số lần tổ chức, công dân phải liên hệ với Ủy ban Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
(4) Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định;
(5) Thái độ ứng xử của công chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính;
(6) Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Ủy ban Dân tộc;
(7) Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính;
(8) Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân;
(9) Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?