Việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những nội dung nào? Có những phương pháp đánh giá nào?
Việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những nội dung nào?
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 thì việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những nội dung sau:
+ Đánh giá hiện trạng sử dụng đất.
+ Đánh giá đặc tính thổ nhưỡng, nông hóa đất.
+ Đánh giá tài nguyên khí hậu, thủy văn và sử dụng nước trong nông nghiệp.
+ Đánh giá môi trường tự nhiên khác.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội quan hệ với sử dụng đất.
+ Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn.
+ Đề xuất sử dụng đất phục vụ các dự án quy hoạch và sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá đất sản xuất nông nghiệp (Hình từ Internet)
Có những phương pháp đánh giá đất sản xuất nông nghiệp nào?
Phương pháp đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá đất đai
...
5.2. Các phương pháp sử dụng trong ĐGĐĐ
ĐGĐĐ được tiến hành đồng thời với đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội, trong đó tập trung đánh giá mối liên hệ giữa đất và sử dụng đất. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong ĐGĐĐ gồm:
5.2.1 Phương pháp “yếu tố hạn chế” kết hợp với phương pháp “tham số” được ứng dụng để xác định, lựa chọn các yếu tố tham gia xây dựng yêu cầu sử dụng đất, tạo lập đơn vị bản đồ đất đai và chỉ tiêu phân cấp của chúng, phục vụ đánh giá mức độ thích hợp của đất đai với cây trồng (hoặc nhóm cây trồng) thuộc loại sử dụng đất được lựa chọn và đề xuất sử dụng đất hợp lý.
5.2.2. Phương pháp bản đồ: ứng dụng các phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính để xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá đất đai.
5.2.3. Phương pháp điều tra theo tuyến được áp dụng trong điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các bản đồ chuyên đề khác như bản hiện trạng thủy lợi, thủy văn nước mặt, cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ...
5.2.4. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA) được sử dụng trong điều tra, đánh giá hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất.
5.2.5. Một số thuật toán thống kê - kinh tế được áp dụng trong xử lý tổng hợp phiếu điều tra, xác định hiệu quả sử dụng đất, tổng hợp kết quả đánh giá phân hạng và đề xuất sử dụng đất.
5.2.6. Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong lựa chọn các loại sử dụng đất để đưa vào đánh giá, kiểm tra kết quả đánh giá phân hạng và các phương án đề xuất sử dụng đất.
Theo đó, việc đánh giá đất sản xuất nông nghiệp được thực hiện bằng những phương pháp quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 nêu trên.
Hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm những gì?
Quy định hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8409:2012 như sau:
8. Hồ sơ đánh giá
Hồ sơ đánh giá bao gồm: bản đồ, báo cáo tổng hợp, các số liệu, bảng biểu, ảnh, mẫu vật.
8.1. Bản đồ
8.1.1. Bản đồ thể hiện kết quả đánh giá đất đai gồm có:
a) Bản đồ đất.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
c) Bản đồ đơn vị đất đai.
d) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện hiện tại với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
e) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện tương lai với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
f) Bản đồ đề xuất sử dụng đất.
Các bản đồ a), b), d), f) là bộ tài liệu nhất thiết phải có. Các bản đồ c), e) thì tùy theo yêu cầu của từng dự án giao nộp bằng bản giấy hoặc dạng bản mềm dữ liệu số.
8.1.2. Các bản đồ chuyên đề như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy lợi, thủy văn, đánh giá chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất...được xây dựng và sử dụng trong quá trình đánh giá đất đai đều là sản phẩm trung gian thì tùy theo yêu cầu của từng dự án mà giao nộp dưới dạng dữ liệu số hoặc không cần giao nộp.
8.2. Tài liệu, gồm:
8.2.1. Báo cáo kết quả đánh giá phân hạng đất đai.
8.2.2. Tập số liệu kèm theo đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của dự án.
Như vậy, hồ sơ đánh giá đất sản xuất nông nghiệp gồm bản đồ, báo cáo tổng hợp, các số liệu, bảng biểu, ảnh, mẫu vật. Cụ thể:
- Bản đồ
+ Bản đồ thể hiện kết quả đánh giá đất đai gồm có:
a) Bản đồ đất.
b) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
c) Bản đồ đơn vị đất đai.
d) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện hiện tại với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
e) Bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đai ở điều kiện tương lai với các loại sử dụng đất được lựa chọn.
f) Bản đồ đề xuất sử dụng đất.
Các bản đồ a), b), d), f) là bộ tài liệu nhất thiết phải có. Các bản đồ c), e) thì tùy theo yêu cầu của từng dự án giao nộp bằng bản giấy hoặc dạng bản mềm dữ liệu số.
+ Các bản đồ chuyên đề như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy lợi, thủy văn, đánh giá chất lượng nước, ô nhiễm môi trường đất...được xây dựng và sử dụng trong quá trình đánh giá đất đai đều là sản phẩm trung gian thì tùy theo yêu cầu của từng dự án mà giao nộp dưới dạng dữ liệu số hoặc không cần giao nộp.
- Tài liệu, gồm:
+ Báo cáo kết quả đánh giá phân hạng đất đai.
+ Tập số liệu kèm theo đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?