Việc đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được quy định như thế nào? Trường hợp nào nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép?
Việc đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 37 Luật Xuất bản 2012 quy định về việc đăng ký hoạt động phát hành xuất bảm phẩm như sau:
- Trước khi hoạt động, cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định sau đây:
+ Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông quy định thủ tục, hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm
Pháp luật quy định về xuất khẩu xuất bản phẩm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Xuất bản 2012 quy định về xuất khẩu xuất bản phẩm như sau:
Xuất bản phẩm đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
Đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Việc đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Xuất bản 2012 quy định về việc đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh như sau:
- Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện.
- Trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Bộ Thông tin và Truyền thông để xác nhận đăng ký bổ sung.
- Văn bản xác nhận đăng ký của Bộ Thông tin và Truyền thông là căn cứ pháp lý để cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và có giá trị cho đến khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
- Trường hợp phát hiện nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền từ chối xác nhận đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm hoặc yêu cầu thẩm định nội dung xuất bản phẩm đó trước khi xác nhận đăng ký nhập khẩu.
Trường hợp nào nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép?
Căn cứ tại Điều 42 Luật Xuất bản 2012 quy định về các trường hợp nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh không phải đề nghị cấp giấy phép như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
+ Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
+ Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
+ Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
+ Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
- Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này nếu có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 41 của Luật này.
Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được kinh doanh dưới mọi hình thức.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất bản phẩm do mình nhập khẩu.
- Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật này không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?