Việc cử đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nào? Nhiệm vụ của đại diện Hải quan là gì?
Hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan gồm những nội dung nào?
Theo Điều 4 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về nội dung hoạt động đối ngoại như sau:
Nội dung hoạt động đối ngoại
1. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động đối ngoại dài hạn của Tổng cục Hải quan;
2. Xây dựng kế hoạch, thực hiện và tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động đối ngoại định kỳ và hàng năm;
3. Đề xuất việc đàm phán, ký kết, thực hiện, các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền đã được phân cấp của Tổng cục Hải quan;
4. Quản lý, triển khai các dự án, chương trình hỗ trợ kỹ thuật do đối tác nước ngoài tài trợ;
5. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác trong các khuôn khổ đa phương, song phương trong lĩnh vực hải quan;
6. Quản lý hoạt động của đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài và quản lý, sử dụng chuyên gia nước ngoài vào công tác, thực tập;
7. Tổ chức các đoàn công tác của Tổng cục Hải quan ở nước ngoài;
8. Tổ chức đón tiếp, làm việc với các đoàn công tác nước ngoài vào làm việc với Tổng cục Hải quan tại Việt Nam;
9. Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
10. Trao đổi văn bản và thông tin với đối tác nước ngoài;
11. Tuyên truyền về hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan;
12. Các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế khác.
Theo đó, hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan gồm những nội dung được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Trong đó có nội dung quản lý hoạt động của đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài và quản lý, sử dụng chuyên gia nước ngoài vào công tác, thực tập.
Đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài (Hình từ Internet)
Việc cử đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 quy định về đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài như sau:
Đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài
1. Việc cử đại diện Hải quan tại nước ngoài được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Hải quan, Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các quy định liên quan.
2. Công chức được cử làm đại diện Hải quan tại nước ngoài phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàm, cấp ngoại giao theo quy định hiện hành.
3. Vụ Tổ chức Cán bộ là đơn vị chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục trong việc lựa chọn và quản lý công chức hải quan được cử làm đại diện tại nước ngoài.
4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì xây dựng và theo dõi việc thực hiện các quy chế quản lý đại diện Hải quan Việt Nam theo từng địa bàn cụ thể.
5. Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị đầu mối tiếp nhận, cung cấp thông tin, liên lạc và hướng dẫn cho các đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài.
Theo quy định trên, việc cử đại diện Hải quan tại nước ngoài được thực hiện trên cơ sở quy định của Luật Hải quan, Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và các quy định liên quan.
Nhiệm vụ của đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 22 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 380/QĐ-TCHQ năm 2018 về nhiệm vụ của đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài như sau:
Nhiệm vụ của đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài
1. Bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia khi tham gia vào quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống luật định, thông lệ quốc tế về hải quan tại các tổ chức diễn đàn quốc tế.
2. Thúc đẩy quan hệ hợp tác với cơ quan Hải quan sở tại và các tổ chức quốc tế liên quan, tìm kiếm và khai thác các nguồn hỗ trợ kỹ thuật phục vụ cho quá trình cải cách và hiện đại hóa ngành Hải quan.
3. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức nước ngoài để hỗ trợ giải quyết các vấn đề vướng mắc về nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam.
4. Thu thập và chia sẻ thông tin nhằm thực thi các nhiệm vụ liên quan đến hải quan như chống khủng bố, buôn lậu, gian lận thương mại, rửa tiền.
5. Thu thập thông tin từ các cơ quan, tổ chức nước ngoài phục vụ công tác quản lý rủi ro, phân tích, xác định trọng điểm.
6. Tham gia vào việc đàm phán thương mại, giải quyết các tranh chấp thương mại với Hải quan nước sở tại hoặc với các tổ chức quốc tế, khi được cấp có thẩm quyền giao.
7. Tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật định, chuẩn mực quốc tế về hải quan tại các tổ chức, diễn đàn quốc tế liên quan theo các phương án đã được duyệt.
8. Định kỳ cập nhật thông tin và báo cáo những vấn đề mới phát sinh để cơ quan Hải quan trong nước và các Bộ, ngành liên quan kịp thời đưa ra chủ trương và giải pháp đúng đắn.
9. Tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh Hải quan Việt Nam tại các diễn đàn thế giới.
Như vậy, đại diện Hải quan Việt Nam tại nước ngoài có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 22 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia khi tham gia vào quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống luật định, thông lệ quốc tế về hải quan tại các tổ chức diễn đàn quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?