Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?

Tôi có thắc mắc như sau: Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km? Mong được giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn. Câu hỏi của anh K (Sóc Trăng).

Khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng có được xem là vùng bị dịch uy hiếp không?

Khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng có được xem là vùng bị dịch uy hiếp được quy định tại Điều 3 Luật Thú y 2015 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định được xem là vùng bị dịch uy hiếp.

Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?

Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km? (Hình từ internet)

Khi công bố dịch bệnh động vật thì có cần phải xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp hay không?

Khi công bố dịch bệnh động vật thì có cần phải xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp được quy định tại Điều 27 Luật Thú y 2015 như sau:

Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch
1. Khi công bố dịch bệnh động vật, người có thẩm quyền công bố dịch chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Xác định giới hạn vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; đặt biển báo, chốt kiểm soát, hướng dẫn việc đi lại, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua vùng có dịch;
b) Cấm người không có nhiệm vụ vào nơi có động vật mắc bệnh hoặc chết; hạn chế người ra vào vùng có dịch; thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho động vật theo quy định;
c) Cấm giết mổ, đưa vào, mang ra hoặc lưu thông trong vùng có dịch động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm động vật của chúng, trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Khẩn cấp tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố trong vùng có dịch; chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
đ) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, nơi chăn thả động vật mắc bệnh, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, chất thải theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
...

Như vậy, theo quy định của pháp luật về tổ chức chống dịch bệnh động vật thì khi công bố dịch bệnh động vật thì người có thẩm quyền công bố dịch sẽ thực hiện chỉ đạo tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện biện pháp xác định giới hạn vùng bị dịch uy hiếp.

Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?

Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi được quy định tại Điều 28 Luật Thú y 2015 như sau

Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng bị dịch uy hiếp
1. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát việc đưa vào, mang ra khỏi vùng bị dịch uy hiếp động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố và sản phẩm của chúng;
b) Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp;
c) Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đã công bố;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
2. Trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp sau đây và báo cáo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới và thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định cửa khẩu và động vật, sản phẩm động vật không được phép lưu thông qua cửa khẩu;
c) Quyết định tạm thời cấm trong thời gian có dịch bệnh động vật việc đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật đang xảy ra ở nước láng giềng và sản phẩm của chúng;
d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến động vật, sản phẩm động vật trong vùng bị dịch uy hiếp; thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc cho người, phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.
3. Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện phòng bệnh bằng vắc-xin và các biện pháp phòng bệnh khác cho động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, môi trường chăn nuôi;
c) Chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật thì việc thực hiện biện pháp công bố vùng bị dịch uy hiếp trong phạm vi 5 km tính từ biên giới.

Dịch bệnh động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở chăn nuôi xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn khi vệ sinh, khử trùng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc công bố vùng bị dịch uy hiếp đối với trường hợp vùng biên giới nước láng giềng có dịch bệnh động vật trong phạm vi bao nhiêu km?
Pháp luật
Sử dụng thuốc thú y hết hạn sử dụng để phòng bệnh động vật thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Muốn đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Trong thời hạn bao lâu sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh?
Pháp luật
Ổ dịch bệnh động vật là gì? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Pháp luật
Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì? Để được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Dịch bệnh động vật là gì? Chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản khi giám sát dịch bệnh động vật thực hiện các hoạt động nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch bệnh động vật
304 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch bệnh động vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào