Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại có cần phải lập hợp đồng chuyển giao công nghệ không?
- Nhượng quyền thương mại có phải là một hình thức chuyển giao công nghệ không?
- Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại có cần phải lập hợp đồng chuyển giao công nghệ không?
- Bên giao công nghệ có quyền và nghĩa vụ gì? Bên giao công nghệ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong việc chuyển giao công nghệ không?
Nhượng quyền thương mại có phải là một hình thức chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định về hình thức chuyển giao công nghệ như sau:
Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
...
Theo đó, có thể thấy nhượng quyền thương mại là một hình thức chuyển giao công nghệ trong phần chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại có cần phải lập hợp đồng chuyển giao công nghệ không? (Hình từ internet)
Việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại có cần phải lập hợp đồng chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 quy định như sau:
Hình thức chuyển giao công nghệ
...
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.
Theo đó, việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại có thể được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, việc chuyển giao công nghệ dưới hình thức nhượng quyền thương mại không nhất thiết phải lập hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Và theo Điều 23 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung sau:
- Tên công nghệ được chuyển giao.
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Phương thức chuyển giao công nghệ.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có).
- Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao.
- Phạt vi phạm hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp.
- Nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Bên giao công nghệ có quyền và nghĩa vụ gì? Bên giao công nghệ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong việc chuyển giao công nghệ không?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì bên giao công nghệ có quyền và nghĩa vụ sau:
- Bên giao công nghệ có quyền sau đây:
+ Yêu cầu bên nhận công nghệ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;
+ Được thanh toán đầy đủ và hưởng quyền, lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Được thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao;
+ Yêu cầu bên nhận công nghệ áp dụng biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên nhận công nghệ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Bên giao công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm quyền chuyển giao công nghệ là hợp pháp và không bị hạn chế bởi bên thứ ba, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho bên nhận công nghệ, bên thứ ba do vi phạm hợp đồng;
+ Giữ bí mật thông tin về công nghệ và thông tin khác trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo thỏa thuận;
+ Thông báo cho bên nhận công nghệ và thực hiện các biện pháp thích hợp khi phát hiện có khó khăn về kỹ thuật của công nghệ được chuyển giao làm cho kết quả chuyển giao công nghệ có khả năng không đúng cam kết trong hợp đồng;
+ Đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ trong trường hợp chuyển giao công nghệ hạn chế chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, một trong những quyền của bên giao công nghệ là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Như vậy, bên giao công nghệ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong việc chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?