Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ có được thực hiện đối với một phần diện tích khu công nghiệp không?
- Khi chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ phải đảm bảo những điều kiện nào?
- Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ có được thực hiện đối với một phần diện tích khu công nghiệp không?
- Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới?
Khi chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ phải đảm bảo những điều kiện nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
Các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
- Thời gian hoạt động kể từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một phần hai (1/2) thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
- Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên hai phần ba (2/3) số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ các trường hợp:
+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;
+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ có được thực hiện đối với một phần diện tích khu công nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ:
Theo đó, việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ quy định tại Điều này được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích khu công nghiệp.
Lưu ý: Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích của khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ thì:
Chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 68 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
...
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
...
p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
q) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
r) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
s) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới;
t) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Như vậy, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?