Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
Có mặt bằng xây dựng là một trong các điều kiện để thực hiện việc khởi công xây dựng công trình đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 107 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) như sau:
Điều kiện khởi công xây dựng công trình
1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;
b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;
c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
d) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
e) Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Như vậy, để được thực hiện việc khởi công xây dựng công trình, điều kiện đầu tiên là phải có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
Ngoài ra, điều kiện khởi công xây dựng công trình còn bao gồm:
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014;
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;
- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Lưu ý: Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện về giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật.
Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào?
Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định tại Điều 108 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
(1) Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
(2) Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
(3) Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.
(4) Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).
Yêu cầu đối với công trường xây dựng được quy định ra sao?
Yêu cầu đối với công trường xây dựng được quy định tại Điều 109 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
(1) Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
- Tên, quy mô công trình;
- Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
- Bản vẽ phối cảnh công trình.
(2) Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:
- Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;
- Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;
- Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;
- Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.
(3) Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thích từ ngữ trong Nghị định 175, Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng?
- Chất thải rắn thông thường bao gồm những gì? Danh mục chất thải y tế là chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ tái chế gồm những gì?
- Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm?
- Nhiều luật sư có được cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án dân sự không?
- Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án đầu tư xây dựng? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp?