Việc bố trí hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện?
- Việc bố trí hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện?
- Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc khai thác Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính?
- Cá nhân được sử dụng những tiện ích nào của Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính mà không cần tài khoản đăng nhập?
Việc bố trí hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy chế Quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1654/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống
...
3. Trách nhiệm của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp
a) Bố trí đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống.
b) Thực hiện các nội dung quản lý, sử dụng Hệ thống theo quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Quy chế này.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin cho Hệ thống.
Như vậy, theo quy định thì Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp có trách nhiệm bố trí đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính.
Việc bố trí hạ tầng kỹ thuật để cài đặt, sử dụng Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính do cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc khai thác Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế Quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1654/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống
1. Trách nhiệm của Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp
a) Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác Hệ thống; hướng dẫn sử dụng, khai thác Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Theo dõi, đôn đốc việc nhập dữ liệu để bảo đảm về tính chính xác, thống nhất, kịp thời của dữ liệu được nhập vào Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Trách nhiệm của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Bộ Tư pháp
a) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng, khai thác Hệ thống.
b) Định kỳ khởi tạo, quản lý các đợt báo cáo về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện chấm điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp.
c) Thực hiện việc tổng hợp, trích xuất và công khai các thông tin về công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định.
...
Như vậy, theo quy định thì Tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp có các trách nhiệm sau:
(1) Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức quản lý, sử dụng và khai thác Hệ thống;
Hướng dẫn sử dụng, khai thác Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
(2) Theo dõi, đôn đốc việc nhập dữ liệu để bảo đảm về tính chính xác, thống nhất, kịp thời của dữ liệu được nhập vào Hệ thống theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cá nhân được sử dụng những tiện ích nào của Hệ thống Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính mà không cần tài khoản đăng nhập?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy chế Quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1654/QĐ-BTP năm 2015 quy định về quyền của cá nhân, tổ chức như sau:
Quyền của cá nhân, tổ chức
1. Khai thác các thông tin được trích xuất từ Hệ thống, được công khai theo quy định.
2. Sử dụng một số tiện ích hỗ trợ của Hệ thống mà không cần tài khoản đăng nhập Hệ thống, gồm:
a) Đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ;
b) Gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
c) Xem, tải về Quyết định công bố thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Theo dõi Bảng xếp hạng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Tham gia đóng góp ý kiến cho Bộ Tư pháp để cải tiến cách thức quản lý Hệ thống và hoàn thiện các tiện ích hỗ trợ của Hệ thống.
Như vậy, theo quy định thì cá nhân có quyền sử dụng một số tiện ích hỗ trợ của Hệ thống mà không cần tài khoản đăng nhập Hệ thống, gồm:
(1) Đánh giá tác động và tính toán chi phí tuân thủ;
(2) Gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính;
(3) Xem, tải về Quyết định công bố thủ tục hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
(4) Theo dõi Bảng xếp hạng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của các Bộ, ngành, địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?