Việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước theo quy định phải đáp ứng những điều kiện gì?
Việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước theo quy định phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về thời hạn, điều kiện biệt phái công chức như sau:
Thời hạn, điều kiện biệt phái
1. Thời hạn biệt phái không quá 03 (ba) năm. Trường hợp biệt phái công chức, viên chức đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán thì thời hạn không quá 01 (một) năm.
2. Điều kiện biệt phái
a) Theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ mà Tổng Kiểm toán Nhà nước xét thấy cần biệt phái hoặc nhiệm vụ của cơ quan khác, đối tác khác có liên quan.
c) Theo yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán mà Tổng Kiểm toán Nhà nước cần biệt phái công chức hỗ trợ đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán.
Như vậy, theo quy định thì việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước cần đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Theo đề nghị của các cơ quan Đảng và Nhà nước mà không thể áp dụng hình thức điều động.
(2) Theo yêu cầu nhiệm vụ mà Tổng Kiểm toán Nhà nước xét thấy cần biệt phái hoặc nhiệm vụ của cơ quan khác, đối tác khác có liên quan.
(3) Theo yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán mà Tổng Kiểm toán Nhà nước cần biệt phái công chức hỗ trợ đơn vị thực hiện cuộc kiểm toán.
Việc biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước theo quy định phải đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Biệt phái công chức của ngành Kiểm toán Nhà nước được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Căn cứ Điều 22 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về hình thức biệt phái công chức như sau:
Hình thức biệt phái
1. Biệt phái công chức, viên chức đến cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài ngành Kiểm toán Nhà nước.
2. Biệt phái công chức từ các đơn vị tham mưu, các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
3. Biệt phái công chức, viên chức từ các đơn vị này đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán.
Như vậy, theo quy định thì có những hình thức biệt phái công chức sau đây:
(1) Biệt phái công chức đến cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài ngành Kiểm toán Nhà nước.
(2) Biệt phái công chức từ các đơn vị tham mưu, các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
(3) Biệt phái công chức từ các đơn vị này đến các đơn vị khác trực thuộc Kiểm toán Nhà nước để tham gia cuộc kiểm toán.
Thủ tục biệt phái công chức lãnh đạo cấp vụ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Quy định luân chuyển, điều động công chức và biệt phái, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của công, viên chức Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 436/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về trình tự, thủ tục biệt phái công chức như sau:
Trình tự, thủ tục biệt phái
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tăng cường công chức, viên chức có văn bản đề nghị gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Vụ Tổ chức cán bộ) kèm theo bản mô tả công việc và vị trí công tác cần biệt phái.
2. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp nhu cầu, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước:
a) Đối với công chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương: Căn cứ nhu cầu công tác, Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
Đối với công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở xuống: Căn cứ nhu cầu công tác, Vụ Tổ chức cán bộ trình xin ý kiến Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước phụ trách đơn vị, tổng hợp ý kiến trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng); trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt (đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo ).
b) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước đối với nhân sự là lãnh đạo cấp vụ được dự kiến biệt phái.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến biệt phái đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, nhân sự biệt phái. Trao đổi với công chức, viên chức được giới thiệu biệt phái về nhu cầu và nhiệm vụ.
c) Quyết định biệt phái:
- Đối với công chức, viên chức là lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình biệt phái và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét. Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định biệt phái.
- Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định biệt phái.
Như vậy, theo quy định thì thủ tục biệt phái công chức lãnh đạo cấp vụ được thực hiện như sau:
(1) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu tăng cường công chức có văn bản đề nghị gửi Tổng Kiểm toán Nhà nước kèm theo bản mô tả công việc và vị trí công tác cần biệt phái.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ căn cứ nhu cầu công tác, trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, báo cáo Ban Cán sự đảng phê duyệt.
(3) Căn cứ phê duyệt của Ban Cán sự đảng và ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện:
- Báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước xin ý kiến hiệp y của Thường vụ Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tiến hành các thủ tục: Trao đổi với thủ trưởng và cấp ủy đơn vị nơi công chức đang công tác và nơi dự kiến biệt phái đến để thông báo ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước về nhiệm vụ, nhân sự biệt phái.
Trao đổi với công chức, viên chức được giới thiệu biệt phái về nhu cầu và nhiệm vụ.
(4) Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước kết quả thực hiện quy trình biệt phái và vướng mắc phát sinh (nếu có) để đưa ra tập thể lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xem xét.
Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định biệt phái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?