Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần những gì?
- Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào?
- Trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm gì?
Hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần những gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Lập hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
...
3. Đối với các công trình hiện đang sử dụng thì hồ sơ đề nghị thẩm định đưa công trình vào danh mục, bao gồm:
a. Các tài liệu như quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Trong Tờ trình bổ sung nội dung: tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác; đặc điểm tình hình an ninh trật tự liên quan đến công trình; tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại; sơ đồ vị trí công trình; phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
Theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị đưa công trình đang sử dụng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia cần:
(1) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị đưa công trình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
(2) Công văn đề nghị thẩm định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ký;
(3) Phương án bảo vệ; biên chế, tổ chức lực lượng bảo vệ của cơ quan, tổ chức quản lý công trình.
(4) Tờ trình bổ sung nội dung.
Trong Tờ trình bổ sung nội dung: tóm tắt về công trình, tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu, đơn vị thi công xây dựng, thời gian khởi công xây dựng, thời gian đưa vào khai thác sử dụng, đơn vị quản lý khai thác; đặc điểm tình hình an ninh trật tự liên quan đến công trình; tổ chức lực lượng bảo vệ hiện tại; sơ đồ vị trí công trình; phương hướng xử lý các vấn đề liên quan yêu cầu bảo vệ công trình.
Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc bảo vệ các công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng sẽ dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Nội dung bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
1. Đối với công trình đang trong giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng:
a. Bảo đảm an toàn bí mật (nếu dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước);
b. Bảo đảm an toàn công trình khi thi công, chống lấy cắp, tráo đổi chủng loại vật tư, trang thiết bị kỹ thuật theo thiết kế đã được duyệt;
c. Quá trình thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt.
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác sử dụng:
a. Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
b. Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
c. Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
d. Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trường hợp công trình đang sử dụng được phê duyệt để đưa vào danh mục công trình quang trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì việc bảo vệ công trình sẽ được thực hiện dựa trên những nội dung sau:
(1) Bảo đảm bí mật nhà nước (nếu công trình thuộc danh mục bí mật nhà nước);
(2) Bảo vệ nội bộ chống xâm nhập phá hoại;
(3) Phòng, chống tội phạm và kẻ địch xâm hại cơ sở vật chất, hành lang bảo vệ công trình;
(4) Phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 126/2008/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng bảo vệ và phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Như vậy, trong bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của:
- Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Quy định của Nghị định 126/2008/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
- Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của lực lượng bảo vệ và phối hợp với lực lượng bảo vệ để bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?