Việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện bằng những biện pháp nào? Trình tự áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán. Cho tôi hỏi việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện bằng những biện pháp nào? Trình tự áp dụng các biện pháp bảo vệ được thực hiện thế nào? Câu hỏi của anh Huỳnh Quang ở Bình Dương.

Việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện bằng những biện pháp nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ như sau:

Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ
Tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ sau đây để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ (sau đây gọi chung là người được bảo vệ):
1. Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
2. Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
3. Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
4. Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
5. Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
6. Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
7. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
8. Xét xử kín.

Theo đó, việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện bằng những biện pháp được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Bảo vệ nạn nhân bị mua bán

Bảo vệ nạn nhân bị mua bán (Hình từ Internet)

Trình tự áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:

Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp bảo vệ
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp có thể đề nghị trực tiếp hoặc qua điện thoại và các hình thức thông tin, liên lạc khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ: Thời gian, địa điểm làm văn bản; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người làm văn bản; đề nghị bảo vệ cho ai; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đề nghị bảo vệ (nếu người làm văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ cho người khác); lý do đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và những nội dung khác có liên quan.
2. Cơ quan nhận được đề nghị bảo vệ phải xem xét, xác định sự cần thiết áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trường hợp có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ thì ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị bảo vệ biết rõ lý do.
3. Trong quá trình thụ lý vụ việc nếu có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ: Thời gian, địa điểm ra quyết định; tên cơ quan có trách nhiệm bảo vệ; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được bảo vệ; các biện pháp bảo vệ được áp dụng; thời gian bắt đầu áp dụng biện pháp bảo vệ và những nội dung khác có liên quan đến việc bảo vệ.
...

Theo đó, áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 10 nêu trên.

Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán gồm những tài liệu nào?

Theo Điều 11 Nghị định 62/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:

Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị bảo vệ.
2. Lý lịch cá nhân của người được bảo vệ.
3. Tài liệu thể hiện người được bảo vệ bị xâm hại, có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
4. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
5. Quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
6. Các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng, kết quả thực hiện.
7. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
8. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.

Như vậy, hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán gồm những tài liệu được quy định tại Điều 11 nêu trên.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Pháp luật
Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
Pháp luật
Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị mua bán phải có ít nhất bao nhiêu nhân viên? Ai có quyền cấp Giấy phép thành lập cơ sở này?
Pháp luật
Nạn nhân bị mua bán là công dân Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để quay về nơi cư trú hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
538 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào