Việc bảo quản thành phẩm và kiểm tra thành phẩm khi sản xuất đồ hộp thủy sản được quy định như thế nào?

Trong giai đoạn ghép mí hộp thì cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản cần phải kiểm tra mí hộp bao nhiêu lâu một lần? Công ty mình vừa mới đi vào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ hộp thủy sản vì vậy mình đang cần tìm hiểu một số yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn ghép mí hộp và việc bảo quản thành phẩm sau khi sản xuất xong. Cụ thể, mình muốn biết trong giai đoạn ghép mí hộp thì công ty mình cần phải kiểm tra mí hộp bao nhiêu lâu một lần? Việc bảo quản thành phẩm và kiểm tra thành phẩm khi sản xuất đồ hộp thủy sản được thực hiện như thế nào?

Ghép mí hộp trong hoạt động sản xuất đồ hộp thủy sản được hiểu là gì?

Theo tiểu mục 1.3.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-04:2009/BNNPTNT thì việc ghép mí trong hoạt động sản xuất đồ hộp thủy sản được hiểu là việc ghép kín nắp với hộp bằng máy ghép mí đảm bảo ngăn cách hoàn toàn sản phẩm trong hộp với không khí bên ngoài.

Trong giai đoạn ghép mí hộp thì cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản cần phải kiểm tra mí hộp bao nhiêu lâu một lần?

Các quy chuẩn về giai đoạn ghép mí hộp của cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản thì bạn có thể xem tại tiểu mục 2.7, tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-04:2009/BNNPTNT cụ thể như sau:

"2.7. Ghép mí hộp
2.7.1. Năng suất làm việc của các máy ghép mí phải tương đương với năng suất của dây chuyền sản xuất.
2.7.2. Máy ghép mí phải được điều chỉnh trước mỗi ca và trong quá trình sản xuất, đảm bảo cho kích thước mí hộp nằm trong giới hạn an toàn.
2.7.3. Kiểm tra mí hộp
a) Kiểm tra mí hộp bằng mắt thường với tần suất 15 phút một lần.
b) Lấy mẫu hộp trước mỗi ca và ít nhất 30 phút một lần khi máy ghép mí đang làm việc để đo ngoài mí ghép, kiểm tra độ kín; 60 phút một lần để cắt mí hộp kiểm tra các thông số: độ cao, dày, rộng của mí hộp; kích thước móc thân, móc nắp; độ chồng mí hộp và kiểm tra khuyết tật của mí hộp.
c) Nếu phát hiện mí hộp có khuyết tật, phải dừng máy, tiến hành kiểm tra và hiệu chỉnh máy.
2.8. Rửa hộp sau khi ghép mí
2.8.1. Hộp sau khi ghép mí phải được rửa sạch các tạp chất bám bên ngoài. Khi rửa không được gây biến dạng cho hộp.
2.8.2. Nước rửa hộp phải sạch. Nếu sử dụng chất tẩy rửa cho phép để rửa hộp thì phải rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hết chất tẩy rửa còn lại."

Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong quá trình sản xuất đồ hộp thủy sản cần phải kiểm tra mí hộp bằng mắt thường 15 phút một lần. Bên cạnh đó công ty bạn còn phải lấy mẫu hộp trước mỗi ca và ít nhất 30 phút một lần khi máy ghép mí đang làm việc để đo ngoài mí ghép, kiểm tra độ kín; 60 phút một lần để cắt mí hộp kiểm tra các thông số: độ cao, dày, rộng của mí hộp; kích thước móc thân, móc nắp; độ chồng mí hộp và kiểm tra khuyết tật của mí hộp.

Đồ hộp

Sản xuất đồ hộp thủy sản

Việc bảo quản thành phẩm và kiểm tra thành phẩm khi sản xuất đồ hộp thủy sản được thực hiện theo quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.13 và tiểu mục 2.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-04:2009/BNNPTNT quy định về quy chuẩn kỹ thuật đối với việc bảo quản thành phẩm và kiểm tra thành phẩm khi sản xuất đồ hộp thủy sản như sau:

(1) Về việc bảo quản thành phẩm:

- Kho bảo quản thành phẩm đồ hộp thuỷ sản phải đảm bảo vệ sinh, thoáng mát, khô ráo; ngăn chặn được côn trùng và loài gậm nhấm; có giá, kệ chắc chắn để xếp sản phẩm theo từng lô thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm tra và xuất nhập.

- Trong kho bảo quản thành phẩm phải có nhiệt kế, ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của kho trong quá trình bảo quản đồ hộp.

- Đối với sản phẩm thanh trùng Paxtơ thì kho bảo quản phải được cách nhiệt tốt và được trang bị máy lạnh đủ công suất, để bảo đảm nhiệt độ của toàn sản phẩm đạt hoặc thấp hơn nhiệt độ bảo quản theo quy định.

(2) Về việc kiểm tra thành phẩm:

- Cơ sở sản xuất phải tiến hành lấy mẫu đồ hộp thành phẩm của từng ca sản xuất để kiểm tra vỏ hộp, mí ghép và các chỉ tiêu chất lượng có liên quan.

- Ðồ hộp mẫu phải được lưu giữ ở nhiệt độ và thời gian quy định (370C, 10 ngày) và tiến hành kiểm tra các vi khuẩn chịu nhiệt. Lô đồ hộp không được đưa ra thị trường tiêu thụ khi việc kiểm tra mẫu lưu giữ chưa kết thúc.

- Các lô đồ hộp thuỷ sản phải được kiểm tra chất lượng theo quy định, phải có phiếu kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn mới được phép đưa đi tiêu thụ.

Như vậy, khi sản xuất đồ hộp thủy sản thì công ty bạn cần phải đảm bảo thực hiện theo những quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.

Sản xuất đồ hộp thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc bảo quản thành phẩm và kiểm tra thành phẩm khi sản xuất đồ hộp thủy sản được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất đồ hộp thủy sản
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,426 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản xuất đồ hộp thủy sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản xuất đồ hộp thủy sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào