Việc bảo quản phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo nguyên tắc nào? Kinh phí bảo đảm cho công tác bảo quản phương tiện bị tạm giữ gồm những khoản chi nào?
Việc bảo quản phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
4. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng
chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Theo đó, việc bảo quản phương tiện bị tạm giữ được thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.
Phương tiện bị tạm giữ (Hình từ Internet)
Kinh phí bảo đảm cho công tác bảo quản phương tiện bị tạm giữ gồm những khoản chi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, bao gồm:
a) Chi xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ;
b) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
c) Chi phí để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, bao gồm: Các khoản chi cho mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ được bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Theo đó, trường hợp bạn thắc kinh phí bảo đảm cho công tác bảo quản phương tiện bị tạm giữ bao gồm:
- Chi xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ;
- Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
- Chi phí để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm đối với phương tiện bị tạm giữ?
Theo Điều 4 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm phương tiện tạm giữ như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
2. Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
3. Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
Như vậy, nghiêm cấm hành vi chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật phương tiện bị tạm giữ. Đồng thời, làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện bị tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?