Vị trí và chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định hiện nay? Trường hợp nào phải xin cấp phép của Sở thông tin và truyền thông?
Vị trí và chức năng, cơ cấu tổ chức lãnh đạo của Sở Thông tin và Truyền thông được quy định như thế nào?
Về vị trí và chức năng của Sở thông tin truyền thông theo Điều 1 Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định như sau:
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin; điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tin đối ngoại; bản tin thông tấn; thông tin cơ sở; hạ tầng thông tin truyền thông; quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là thông tin và truyền thông).
2. Sở Thông tin và Truyền thông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này có quy định về cơ cấu tổ chức của lãnh đạo Sở:
"Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Sở:
a) Sở Thông tin và Truyền thông có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc;
b) Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo yêu cầu;
c) Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một phó Giám đốc Sở được ủy nhiệm Điều hành các hoạt động của Sở;"
Vị trí và chức năng của Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định hiện nay?
Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị nào?
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV quy định về các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông:
- Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông;
- Các tổ chức khác (nếu có).
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Thông tin và Truyền thông bao gồm: Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông và các tổ chức khác (nếu có).
Trường hợp nào phải xin cấp phép của Sở thông tin và truyền thông?
Nội dung này chị tham khảo Điều 2 Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-BTTTT-BNV. Cụ thể như sau:
"Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
4. Về báo chí (bao gồm báo chí in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn):
c) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động bản tin cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
đ) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp thẻ nhà báo, cấp phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản các ấn phẩm báo chí, ấn phẩm thông tin khác theo quy định của pháp luật cho các cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác của địa phương;
e) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho phép các cơ quan báo chí của Trung ương, địa phương khác đặt văn phòng đại diện, văn phòng liên lạc, cơ quan thường trú trên địa bàn;
5. Về xuất bản, in và phát hành:
a) Cấp, thu hồi giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho cơ quan, tổ chức của địa phương, cơ quan, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức của trung ương tại địa phương; cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm Mục đích kinh doanh cho cơ quan, tổ chức, cá nhân của địa phương; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và giấy phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài đối với các cơ sở in xuất bản phẩm thuộc địa phương theo quy định của pháp luật;
b) Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động in các sản phẩm in không phải xuất bản phẩm; xác nhận đăng ký hoạt động cơ sở in tại địa phương; cấp giấy phép chế bản in, gia công sau in cho nước ngoài các sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm; cấp giấy chứng nhận đăng ký sử dụng máy photocopy màu; xác nhận chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu tại địa phương;
c) Cấp, thu hồi giấy phép triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm; tạm đình chỉ việc tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân do địa phương cấp phép; xác nhận đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm tại địa phương;
d) Quản lý việc lưu chiểu xuất bản phẩm và tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu do địa phương cấp phép; kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền khi phát hiện sản phẩm in có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
..."
Như vậy, liên quan đến báo chí (bao gồm báo chí in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn) và xuất bản, in và phát hành thì mới cần xin cấp phép của sở thông tin và truyền thông
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?