Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là gì? Những vị trí nào là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt?
Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là gì?
Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được giải thích tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt là nơi thường xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Những vị trí nào được xem là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt?
Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được nêu tại Điều 5 Nghị định 65/2018/NĐ-CP dưới đây:
Quy định về vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
1. Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, bao gồm:
a) Nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi chung là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt);
b) Nơi có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi chung là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt).
2. Đường ngang nguy hiểm là đường ngang thường xuyên xảy ra hoặc có thể xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực đường ngang theo tiêu chí xác định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định này.
Theo quy định trên, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, bao gồm:
- Nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, gọi chung là điểm đen tai nạn giao thông đường sắt;
- Nơi có thể xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, gọi chung là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.
Những cá nhân, tổ chức nào có trách nhiệm quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt?
Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt được quy định tại Điều 8 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì tổ chức theo dõi, phân tích, lập danh mục, lộ trình xóa bỏ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng trong phạm vi quản lý;
b) Tổ chức quản lý các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trong quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nội dung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này trên đường sắt quốc gia;
b) Kiểm tra, đề xuất với Bộ Giao thông vận tải các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí là đường ngang nguy hiểm trên đường sắt quốc gia; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt còn lại trên đường sắt quốc gia;
c) Kiểm tra, chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục, lộ trình và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
b) Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia để phục vụ công tác quản lý;
c) Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm trên đường sắt quốc gia.
4. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp lập danh mục, lộ trình và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng;
b) Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng để phục vụ công tác quản lý.
Như vậy, những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt đó là:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt;
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt;
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
- Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng.
Những chủ thể này có trách nhiệm được quy định cụ thể trên trong việc quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?