Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm phải cách ly? Chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm cần phải cách ly?
Tại Mục 1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT và khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch như sau:
1. Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch
1.1. Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)
1.2. Bệnh Lở mồm long móng
1.3. Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
1.4. Bệnh Nhiệt thán
1.5. Bệnh Dịch tả lợn
1.6. Bệnh Xoắn khuẩn
1.7. Bệnh Dại động vật
1.8. Bệnh Niu-cát-xơn
1.9. Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
1.10. Bệnh Viêm da nổi cục
...
Theo quy định tại khoản 13, Điều 3 Luật Thú y 2015 định nghĩa về Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
13. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
...
Theo quy đinh trên thì Cúm gia cầm là một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.
Bệnh cúm gia cầm có thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người, gây nguy hiểm cho các động vật khác, làm ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội cho nên cần phải cách ly gà mắc bệnh hoặc gà có biểu hiện Cúm gia cầm.
Vì sao gà bị bệnh Cúm gia cầm cần phải cách ly? (Hình từ Internet)
Chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Mức xử phạt đối với hành vi chăn thả gà bị Cúm gia cầm ở các bãi chăn chung được quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP như sau:
Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối hành vi không tuân thủ hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y khi chữa bệnh cho động vật trong ổ dịch, vùng có dịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở các bãi chăn chung;
b) Không chấp hành việc sử dụng vắc xin hoặc các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc khác tại vùng có dịch.
Như vậy, việc chăn thả động vật mắc bệnh dịch ở bãi chăn chung là hành vi vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Việc chăn thả gà bị bệnh Cúm gia cầm ở bãi chăn chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).
Trách nhiệm của chủ vật nuôi trong việc phòng dịch Cúm gia cầm là gì?
Tại khoản 9 Điều 27 Luật Thú y 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ cơ sở trong việc phòng dịch bệnh như sau:
Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch
Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này;
b) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
c) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ phòng dịch bệnh Cúm gia cầm là:
(1) Thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật như sau:
- Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
- Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
- Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
(3) Trả chi phí khắc phục hậu quả vi phạm; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?