Vi phạm khi tham gia giao thông nhưng thấy cảnh sát giao thông liền xuống xe dắt bộ thì có bị xử phạt không?
- Người xuống xe dắt bộ thì có phải là người tham gia giao thông không?
- Vi phạm khi tham gia giao thông nhưng thấy cảnh sát giao thông liền xuống xe dắt bộ thì có bị xử phạt không?
- Cảnh sát giao thông chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi xuống xe dắt bộ được thực hiện thông qua những phương tiện nào?
Người xuống xe dắt bộ thì có phải là người tham gia giao thông không?
Căn cứ theo khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Như vậy, theo định nghĩa trên thì người tham gia giao thông phải là người người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Theo đó người xuống xe dắt bộ thì có thể xem là người đi bộ trên đường bộ nên vẫn là người tham gia giao thông theo quy định trên. Và người dắt xe cũng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Và Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Xuống xe dắt bộ để né tránh việc xử phạt vi phạm giao thông (Hình từ Internet)
Vi phạm khi tham gia giao thông nhưng thấy cảnh sát giao thông liền xuống xe dắt bộ thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
...
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
...
Theo đó, trong trường hợp người tham gia giao thông có hành vi xuống xe dắt bộ nhằm né trách việc bị xử lý sau khi vi phạm giao thông thì vẫn có thể bị xử phạt hành vi vi phạm trước đó nếu cảnh sát giao thông chứng minh được lỗi của người tham gia giao thông.
Trường hợp không chứng minh được lỗi, người dắt xe sẽ không bị xem là vi phạm giao thông và không bị xử phạt.
Cảnh sát giao thông chứng minh lỗi vi phạm của người tham gia giao thông trước khi xuống xe dắt bộ được thực hiện thông qua những phương tiện nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Thông tư 65/2020/TT-BCA, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định như sau:
Kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
...
3. Khi kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nếu phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện:
a) Tổ chức lực lượng dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm thì cho xem nếu đã có thông tin, hình ảnh, kết quả tại đó; nếu chưa có thì hướng dẫn người vi phạm xem thông tin, hình ảnh, kết quả khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị;
b) Trường hợp không dừng được phương tiện giao thông vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo quy định tại Điều 19a Thông tư này.
...
Việc chứng minh lỗi trong các trường hợp này có thể được cảnh sát giao thông thực hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera,...), và việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?