Vệ tinh viễn thám là gì? Dữ liệu hình ảnh thu được từ vệ tinh viễn thám được sử dụng vào những các hoạt động nào?
Vệ tinh viễn thám là gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về vệ tinh viễn thám như sau:
Vệ tinh viễn thám
1. Vệ tinh viễn thám là vệ tinh nhân tạo được trang bị các bộ cảm viễn thám nhằm thu thập thông tin về các đối tượng địa lý.
2. Việc xây dựng và phát triển vệ tinh viễn thám bằng ngân sách nhà nước nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý tài nguyên và môi trường, phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thực hiện theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Cơ quan chủ quản vận hành vệ tinh viễn thám phải định kỳ hàng năm báo cáo các thông tin vận hành vệ tinh viễn thám, việc truyền tín hiệu vệ tinh viễn thám cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Việc báo cáo đột xuất được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Các vệ tinh viễn thám được xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước phải có chế độ ưu tiên thời gian chụp để đảm bảo cung cấp dữ liệu phục vụ công tác quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Theo đó, vệ tinh viễn thám là vệ tinh nhân tạo được trang bị các bộ cảm viễn thám nhằm thu thập thông tin về các đối tượng địa lý.
Cơ quan chủ quản vận hành vệ tinh viễn thám phải định kỳ hàng năm báo cáo các thông tin vận hành vệ tinh viễn thám, việc truyền tín hiệu vệ tinh viễn thám cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Việc báo cáo đột xuất được thực hiện khi có yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Vệ tinh viễn thám là gì? Dữ liệu hình ảnh thu được từ vệ tinh viễn thám được sử dụng vào những các hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Vệ tinh viễn thám có thuộc công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám hay không?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về Công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Viễn thám là lĩnh vực khoa học công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng.
2. Dữ liệu ảnh viễn thám là thông tin, hình ảnh đối tượng địa lý được thu nhận từ vệ tinh viễn thám.
3. Hoạt động viễn thám là các hoạt động có liên quan đến hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; thu nhận, lưu trữ, xử lý, cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám; xây dựng cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám bao gồm các trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám.
5. Sản phẩm viễn thám bao gồm dữ liệu ảnh viễn thám, dữ liệu ảnh viễn thám thô, dữ liệu ảnh viễn thám thô đã được hiệu chỉnh bức xạ, hình học và các thông tin, dữ liệu chuyên đề được chiết xuất từ dữ liệu ảnh viễn thám.
6. Siêu dữ liệu viễn thám là các thông tin mô tả về dữ liệu, sản phẩm viễn thám bao gồm nội dung, nguồn gốc, chất lượng và các thông tin khác có liên quan.
Theo quy định thì công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám bao gồm các trạm thu dữ liệu viễn thám, trạm điều khiển vệ tinh viễn thám.
Như vậy, vệ tinh viễn thám không thuộc công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám.
Dữ liệu hình ảnh thu được từ vệ tinh viễn thám được sử dụng vào các hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 03/2019/NĐ-CP thì dữ liệu ảnh viễn thám là thông tin, hình ảnh đối tượng địa lý được thu nhận từ vệ tinh viễn thám.
Tại Điều 6 Nghị định 03/2019/NĐ-CP quy định về việc sử dụng dữ liệu hình ảnh thu được từ vệ tinh viễn thám như sau:
Các ứng dụng dữ liệu ảnh viễn thám
Dữ liệu ảnh viễn thám được khai thác và sử dụng phục vụ các hoạt động sau:
1. Quan trắc, giám sát về ô nhiễm môi trường: đất, nước do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp; không khí do khí phát thải công nghiệp và sinh hoạt; ô nhiễm môi trường do thiên tai, các khoáng chất tự nhiên độc hại phát tán vào môi trường, khai thác khoáng sản; kiểm kê khí nhà kính.
2. Công tác thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên, môi trường định kỳ và đột xuất nhằm đưa ra các báo cáo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai; giám sát hạn hán, cảnh báo cháy rừng, diễn biến lũ lụt, cứu hộ cứu nạn và ứng phó với biến đổi khí hậu; hiện trạng sản xuất nông nghiệp.
3. Xây dựng, cập nhật bản đồ chuyên đề và cơ sở dữ liệu chuyên đề về hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường, thực trạng biến đổi khí hậu; lập bản đồ địa chất các tỷ lệ.
4. Cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.
5. Phục vụ công tác quốc phòng, an ninh.
Như vậy, dữ liệu ảnh viễn thám được lấy từ vệ tinh viễn thám được sử dụng vào các hoạt động quốc phòng, an ninh, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia;..và các hoạt động khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?