Vé máy bay có phải là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý không? Có thể từ chối vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong các trường hợp nào?
Vé máy bay có phải là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý không?
Căn cứ vào Điều 143 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định như sau:
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá dịch vụ vận chuyển.
2. Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.
Theo đó, hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá dịch vụ vận chuyển.
Như vậy, vé máy bay (vé hành khách), Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.
Bên cạnh đó, Điều 144 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 cũng quy định về vé máy bay (vé hành khách) như sau:
Vé hành khách, thẻ hành lý
1. Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:
a) Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
b) Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.
2. Phương tiện lưu giữ thông tin về nội dung quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay thế cho việc xuất vé hành khách; trường hợp các phương tiện đó được sử dụng thì người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho hành khách về việc cung cấp bản ghi thông tin đã được lưu giữ.
3. Người vận chuyển phải cấp cho hành khách thẻ hành lý đối với mỗi kiện hành lý ký gửi.
4. Việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý mà thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không ảnh hưởng đến sự tồn tại và giá trị pháp lý của hợp đồng.
Như vậy, vé máy bay (vé hành khách) là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng.
Tải về mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không mới nhất 2023: Tại Đây
Vé máy bay có phải là hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý không? (Hình từ Internet)
Khi vận chuyển hành khách bằng đường hàng không thì phải mang theo các giấy tờ, tài liệu gì?
Căn cứ vào Điều 25 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về giấy tờ, tài liệu mà tàu bay phải mang theo khi vận chuyển hành khách như sau:
Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay
1. Khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
c) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
d) Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;
đ) Nhật ký bay;
e) Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;
g) Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;
h) Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;
i) Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;
k) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
l) Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.
2. Giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải là bản chính, trừ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
3. Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thực hiện các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
Như vậy, khi khai thác, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký quốc tịch tàu bay;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay;
- Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
- Giấy phép, chứng chỉ phù hợp của thành viên tổ bay;
- Nhật ký bay;
- Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay, nếu được lắp đặt;
- Tài liệu hướng dẫn bay dành cho tổ lái;
- Danh sách hành khách trong trường hợp vận chuyển hành khách;
- Bản kê khai hàng hóa trong trường hợp vận chuyển hàng hóa;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
- Tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay.
Lưu ý:
- Các giấy tờ, tài liệu nêu trên phải là bản chính, trừ Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
- Giấy tờ, tài liệu mang theo tàu bay mang quốc tịch nước ngoài thực hiện các chuyến bay đến và đi từ Việt Nam phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
Có thể từ chối vận chuyển hành khách bằng đường hàng không trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 146 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Từ chối vận chuyển hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay hoặc đang trong hành trình
- Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà người vận chuyển nhận thấy việc vận chuyển hoặc vận chuyển tiếp sẽ gây nguy hại cho hành khách đó, cho những người khác trong tàu bay hoặc gây nguy hại cho chuyến bay.
- Để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
- Hành khách không chấp hành quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, khai thác vận chuyển hàng không.
- Hành khách có hành vi làm mất trật tự công cộng, uy hiếp an toàn bay hoặc gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
- Hành khách trong tình trạng say rượu, bia hoặc các chất kích thích khác mà không làm chủ được hành vi.
- Vì lý do an ninh.
- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Điều 17 Nghị định 92/2015/NĐ-CP hướng dẫn về việc từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh như sau:
Hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển các hành khách sau đây vì lý do an ninh:
- Hành khách quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp không đáp ứng được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 92/2015/NĐ-CP.
- Trường hợp hành khách bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước không do hãng hàng không vận chuyển vào Việt Nam.
- Theo yêu cầu của nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?