Vay tiền nóng xã hội đen là gì? Khi vay tiền các bên được thoả thuận mức lãi suất tối đa là bao nhiêu?
Vay tiền nóng xã hội đen là gì?
Vay nóng xã hội đen là một hình thức giải quyết nhu cầu về tiền một cách nhanh chóng cho đối tượng đi vay mà không cần yêu cầu điều kiện gì. Tổ chức cho vay với hình thức này là một tổ chức tư nhân, không phải là ngân hàng hay bất kì công ty tài chính nào.
Để có thể vay tiền nóng xã hội đen, bạn có thể lựa chọn hình thức vay tín chấp hoặc vay trả góp theo ngày. Và hình thức vay này phục vụ cho hầu hết mọi đối tượng, không cần thủ tục rườm rà. Nhưng ngược lại, so với các cách vay khác, khách hàng phải chịu lãi suất cao và thời hạn trả ngắn.
Các đơn vị cho vay tiền nóng xã hội đen có các hình thức khác nhau tùy thuộc vào đối tượng vay. Tuy nhiên, nhìn chung có hai dạng chính là vay nóng thế chấp bất động sản và vay tiền nóng không thế chấp:
- Vay nóng thế chấp bất động sản yêu cầu khách hàng để lại bất kỳ tài sản có giá trị nào như giấy tờ nhà, đất, xe... làm thế chấp cho khoản vay. Đây là cách để tạo dựng lòng tin lẫn nhau so với các hình thức vay khác. Thường được áp dụng khi bạn cần số tiền vay lớn. Lãi suất vay thế chấp cao hơn so với các hình thức vay khác, nhưng nhìn chung vẫn thấp hơn so với các tiệm cầm đồ.
- Vay tiền nóng không thế chấp nghĩa là bạn không cần đem bất kỳ tài sản nào làm thế chấp cho bên cho vay. Hình thức này thường được lựa chọn bởi những người kinh doanh nhỏ lẻ hoặc những người khó đòi nợ, không thể vay vốn từ các tổ chức khác. Tuy nhiên, lãi suất cho hình thức vay này rất cao.
Hạn mức và lãi suất cho vay trong hình thức này có tính linh hoạt và phụ thuộc vào thỏa thuận giữa cá nhân cho vay và người vay. Bất chấp quy định về lãi suất của pháp luật Việt Nam, nhiều người vẫn cho vay với mức lãi suất vượt quá quy định.
Lãi suất cao ở đây có thể hiểu như cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
Vay tiền nóng xã hội đen là gì? (Hình từ Internet)
Khi vay tiền các bên được thoả thuận mức lãi suất tối đa là bao nhiêu?
Lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất khi vay tiền thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Trường hợp người cho vay, bao gồm cả bên vay tiền nóng xã hội đen nói chung, không tuân thủ quy định trên và có hành vi ép buộc người vay trả lãi suất cao hơn thì tùy thuộc vào mức độ vi phạm, họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cho vay tiền nóng xã hội đen thu lợi bất chính trên 100 triệu đồng phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, bên cho vay tiền nóng xã hội đen phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trong trường hợp thu lợi bất chính trên 100 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?