Vào ngày Lễ Tình nhân 14/02, tặng hoa bằng tiền thật cho người thương có vi phạm pháp luật không?
- Vào ngày Lễ Tình nhân 14/02, tặng hoa bằng tiền thật cho người thương có vi phạm pháp luật không?
- Tặng hoa bằng tiền thật dẫn đến việc tiền bị hủy hoại thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là bao lâu?
Vào ngày Lễ Tình nhân 14/02, tặng hoa bằng tiền thật cho người thương có vi phạm pháp luật không?
Gấu bông, sô cô la, hoa tươi, hoa sáp, hoa bằng tiền thật cho đến những món quà đơn giản như một chậu xương rồng, sen đá… Đa dạng những mặt hàng được nhiều người chọn làm quà tặng người thương nhân ngày Lễ Tình nhân 14/02.
Những năm gần đây, việc tặng hoa bằng tiền thật với nhiều mệnh giá khác nhau đang trở nên “hot” hơn. Nhiều người cho rằng việc làm hoa bằng tiền thật vừa đẹp lại vừa có giá trị kinh tế.
Những tờ tiền mới được dán băng dính vào que và cuộn tròn lại để sau đó xếp lại thành bó hoa tiền đẹp mắt. Tuy nhiên, trong quá trình kết hoa nếu dùng vật nhọn và các chất bám dính cao như keo dán sắt sẽ dễ dẫn đến rách, biến dạng và gây khó khăn trong việc lưu thông tiền tệ. Với những người làm hoa bằng tiền thật để bán, họ cũng chia sẻ rằng nếu muốn các tờ tiền dính tốt hơn, để lâu hơn phải sử dụng keo dính có độ bền chặt nhưng khi gỡ ra thì tiền lại dễ bị rách.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về những hành vi bị nghiêm cấm trong việc bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, nghiêm cấm hành vi hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Có thể hiểu hành vi hủy hoại tiền Việt Nam là các hành vi được thực hiện một cách cố ý như: Xé, cắt, đốt, vò nát, tẩy xóa tiền,...
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành không cấm làm, tặng hoa bằng tiền thật, tuy nhiên nếu trong quá trình làm hoa bằng tiền thật mà phải cắt, xé,… dẫn đến tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây có thể được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Vào ngày Lễ Tình nhân 14/02, tặng hoa bằng tiền thật cho người thương có vi phạm pháp luật không? (Hình từ Internet)
Tặng hoa bằng tiền thật dẫn đến việc tiền bị hủy hoại thì có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam được căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
...
Lưu ý: Theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với trường hợp làm hoa bằng tiền thật mà phải cắt, xé,… dẫn đến tiền Việt Nam bị hủy hoại thì có thể có thể bị xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng (đối với cá nhân) và từ 20 - 30 triệu đồng (đối với tổ chức).
Đồng thời, bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật được xác định theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?