Vàng miếng 9999 và vàng miếng SJC có khác gì khác nhau hay không? Giá vàng miếng 9999 hiện nay như thế nào?
Vàng miếng 9999 và vàng miếng SJC có khác gì khác nhau hay không?
>>> Xem thêm: Chính phủ kiểm soát tình trạng thao túng giá vàng
Nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 như sau:
Nguyên tắc tổ chức sản xuất vàng miếng
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường.
2. Ngân hàng Nhà nước giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC (sau đây gọi là Công ty SJC) gia công vàng miếng theo các quy định tại Quyết định này.
3. Ngân hàng Nhà nước quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng.
4. Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC). Khối lượng của loại vàng miếng SJC được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
5. Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mức phí gia công vàng miếng SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.
Theo đó vàng miếng SJC là vàng do ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%.
Vàng miếng 9999 và vàng miếng SJC thực tế là cùng một loại vàng nhưng được gọi với tên gọi khác nhau. Tên gọi vàng miếng 9999 là từ hàm lượng 99,99% của vàng miếng SJC.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì việc kinh doanh vàng miếng 9999 của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện khi được Ngân hàng nhà nước cấp phép.
Khối lượng của loại vàng miếng 9999 được sản xuất do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Vàng miếng 9999 và vàng miếng SJC có khác gì khác nhau hay không? Giá vàng miếng 9999 hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Giá vàng miếng 9999 hiện nay như thế nào? Giá vàng sẽ được xác định ra sao?
Như đã nêu tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 thì Ngân hàng nhà nước chỉ quy định về hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng.
Ngân hàng Nhà nước chỉ phê duyệt mức phí gia công vàng miếng 9999 trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia công, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC cũng chỉ có nhiệm vụ gia công vàng miếng theo các quy định của pháp luật.
Do đó, có thể hiểu giá của vàng miếng 9999 sẽ được xác định dựa trên nhu cầu của thị trường.
Theo cập nhật mới nhất tính đến ngày 24/11/2023 (https://sjc.com.vn) thì vàng miếng 9999 sẽ có giá giao dịch như sau:
- Giá mua: 71.000.000 đồng/lượng;
- Giá bán: 71.800.000 đồng/lượng.
Lưu ý: Giá vàng miếng 9999 sẽ thay đổi theo nhu cầu của thị trường nên giá vừa nêu không phải giá cố định, có thể thay đổi liên tục.
Công ty SJC có trách nhiệm gì trong việc gia công, sản xuất vàng miếng 9999?
Theo Điều 11 Quyết định 1623/QĐ-NHNN năm 2012 thì Công ty SJC sẽ có một số trách nhiệm sau ong việc gia công, sản xuất vàng miếng 9999:
(1) Bàn giao khuôn sản xuất vàng miếng SJC để thực hiện niêm phong khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
(2) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước quy trình gia công vàng miếng SJC.
(3) Lắp đặt hệ thống camera giám sát theo quy định tại Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
(4) Kiểm tra khối lượng, chất lượng vàng nguyên liệu được sử dụng để gia công vàng miếng SJC.
(5) Thực hiện gia công vàng miếng SJC theo đúng văn bản yêu cầu hoặc chấp thuận việc gia công vàng miếng SJC của Ngân hàng Nhà nước.
(6) Đảm bảo an toàn đối với vàng nguyên liệu, sản phẩm vàng miếng SJC và khuôn sản xuất vàng miếng SJC trong thời gian gia công và lưu kho tại Công ty SJC.
(7) Phối hợp thực hiện niêm phong và mở niêm phong khuôn sản xuất và máy dập vàng miếng SJC.
(8) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của vàng nguyên liệu quy định tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định này để gia công vàng miếng.
(9) Lưu giữ hoá đơn, chứng từ đối với vàng nguyên liệu được sử dụng để gia công vàng miếng.
(10) Ký biên bản giao nhận vàng nguyên liệu và sản phẩm vàng miếng SJC.
(11) Chịu sự thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có liên quan.
(12) Trong thời gian thực hiện gia công vàng miếng SJC, hàng ngày, chậm nhất vào 11h00, gửi văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước về lượng vàng miếng SJC đã gia công trong ngày làm việc trước đó.
(13) Chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng sản phẩm vàng miếng SJC.
(14) Thực hiện các quy định tại Quyết định này, Hợp đồng nguyên tắc gia công vàng miếng, Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy chế quản lý khuôn sản xuất vàng miếng, máy dập vàng miếng và giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC từ vàng nguyên liệu không phải của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?