Vàng là gì? Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện hay không?
Vàng là gì?
Vàng ở dạng tinh khiết là một kim loại sáng, màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, mềm, dẻo và dễ uốn.
Về mặt hóa học, vàng là một nguyên tố kim loại, có ký hiệu là Au.
Trong cuộc sống vàng được sử dụng rộng rãi và phổ biến như: trang sức, thực phẩm, công nghiệp điện tử, y học...
Căn cứ Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về một số loại vàng như sau:
(1) Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
(2) Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
(3) Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
Vàng là gì? (Hình từ Internet)
Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện hay không?
Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc quản lý
...
4. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
8. Hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ:
Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, theo quy định, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ muốn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ thì cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP trên đây.
Doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có phải đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm không?
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ có trách nhiệm thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm.
Đồng thời, phải công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?