Vận tải hành khách vượt quá số người quy định chịu xử phạt ra sao? Hành vi sang nhượng khách dọc đường khi chưa được sự đồng ý bị xử phạt ra sao?

Nhân viên phục vụ xe khách sang khách dọc đường cho xe khác mà không được đồng ý của hành khách bị phạt bao nhiêu? Người lái xe còn chở quá số người quy định thì xử lý làm sao? Căn cứ vào quy định nào?

Vận tải hành khách được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về vận tải hành khách bằng ô tô như sau:

"Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe."

Căn cứ tại Điều 70 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách

"Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy."

Như vậy, khi vận tải hành khách cần thực hiện đúng quy định của pháp luật, nếu trái với những quy định trên sẽ chịu phạt vi phạm hành chính.

sang nhượng khách

Hành vi sang nhượng khách dọc đường khi chưa được sự đồng ý bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Hành vi sang nhượng khách dọc đường khi chưa được sự đồng ý bị xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối như sau:

"Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính."

Như vậy, có thể thấy tại điểm a khoản 4 quy định trên hành vi sang nhượng khách dọc đường mà chưa được sự đồng ý của hành khách thì nhân viên phục vụ sẽ chịu phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.

Tài xế lái xe ô tô vận tải hành khách vượt quá số người quy định chịu xử phạt ra sao?

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Điểm o Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
...
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.
..."

Do đó, tùy theo mức độ vi phạm cũng như tuyến đường thì sẽ có mức phạt riêng cho từng trường hợp đối với người lái xe ô tô thực hiện vận tải hành khách.

Ngoài bị phạt tiền thì theo quy định người lái xe vận tải hành khách vi phạm quy định về số người thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (điểm a khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Pháp luật
Giá vé xe khách trong các dịp lễ 10/3 hay 30/4 và 1/5 có được tăng hay không? Có các loại Giá dịch vụ tại bến xe khách nào khác hay không?
Pháp luật
Xe đưa đón học sinh phải cung cấp hành trình, màu sơn và thực hiện báo cáo theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tết Dương lịch, nhà xe có được tăng giá vé hay không? Nhà xe có bắt buộc niêm yết giá vé trong dịp Tết Dương lịch?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong lúc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được tính như thế nào?
Pháp luật
Xe ô tô khách chở số lượng khách vượt quá giới hạn trong trường hợp nào sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Xe hợp đồng và xe theo tuyến cố định có gì khác nhau? Hoạt động tăng cường phương tiện để giải tỏa hành khách trên tuyến cố định được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tài xế xe giường nằm 2 tầng có cần phải có kinh nghiệm không? Tài xế xe giường nằm 2 tầng lái xe kinh doanh vận tải cần bằng lái xe hạng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
1,706 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải hành khách
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào