Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện chức năng gì?
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế gồm những thành phần nào?
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện chức năng gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6765/QĐ-BYT năm 2018 như sau:
Vị trí, chức năng
1. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ huy, có chức năng giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được Bộ trưởng phê duyệt.
...
Theo đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ huy, có chức năng giúp việc cho Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã được Bộ trưởng phê duyệt.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6765/QĐ-BYT năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ
1. Đề xuất chế độ, tổ chức trực ban để tiếp nhận chỉ đạo của cấp trên, báo cáo với Trưởng ban, các Phó trưởng ban và kịp thời truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đến các đơn vị. Nhận báo cáo của hệ thống trực ban chuyên môn từ các Vụ/Cục, các địa phương, đơn vị, tổng hợp báo cáo theo quy định.
2. Là đầu mối làm việc với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; làm việc với Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; đề xuất với Trưởng ban việc tổ chức, huấn luyện và cử các đội cấp cứu khẩn cấp (EMT) tham gia cứu trợ quốc tế (khi có yêu cầu) hoặc yêu cầu quốc tế hỗ trợ.
3. Tổ chức mua sắm dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế, đề xuất và thực hiện quyết định của Bộ Y tế cấp phát hỗ trợ các đơn vị, địa phương khi có yêu cầu; trong trường hợp khẩn cấp hoặc trưởng ban đi công tác, Chánh Văn phòng được ủy quyền ký lệnh xuất kho hàng dự trữ phòng chống thiên tai để đáp ứng yêu cầu đột xuất và có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban.
4. Quản lý, chi tiêu ngân sách nhà nước, ngân sách viện trợ và các nguồn ngân sách hợp pháp khác cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các ủy viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế kiểm tra, giám sát việc xây dựng lực lượng, huấn luyện, diễn tập, kết hợp quân dân y, tạo mạng lưới của ngành y tế sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước và quốc tế.
6. Quản lý và vận hành sở chỉ huy của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế; trực tiếp làm các báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
7. Là đầu mối liên hệ với các địa phương; chuẩn bị cho các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đến các địa phương, đơn vị; chuẩn bị nội dung các cuộc họp và thông báo kết luận của Trưởng ban; chuẩn bị các hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội nghị khác do Ban Chỉ huy PCTT &TKCN Bộ Y tế tổ chức.
8. Phối hợp theo dõi, quản lý hệ thống các xe ô tô được trang bị biển hiệu, cờ ưu tiên trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các trang bị dùng chung cho thành viên Ban chỉ huy.
Theo đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Đề xuất chế độ, tổ chức trực ban để tiếp nhận chỉ đạo của cấp trên, báo cáo với Trưởng ban, các Phó trưởng ban và kịp thời truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đến các đơn vị. Nhận báo cáo của hệ thống trực ban chuyên môn từ các Vụ/Cục, các địa phương, đơn vị, tổng hợp báo cáo theo quy định.
- Là đầu mối làm việc với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; làm việc với Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; đề xuất với Trưởng ban việc tổ chức, huấn luyện và cử các đội cấp cứu khẩn cấp (EMT) tham gia cứu trợ quốc tế (khi có yêu cầu) hoặc yêu cầu quốc tế hỗ trợ.
- Tổ chức mua sắm dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế, đề xuất và thực hiện quyết định của Bộ Y tế cấp phát hỗ trợ các đơn vị, địa phương khi có yêu cầu; trong trường hợp khẩn cấp hoặc trưởng ban đi công tác, Chánh Văn phòng được ủy quyền ký lệnh xuất kho hàng dự trữ phòng chống thiên tai để đáp ứng yêu cầu đột xuất và có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban.
- Quản lý, chi tiêu ngân sách nhà nước, ngân sách viện trợ và các nguồn ngân sách hợp pháp khác cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các ủy viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế kiểm tra, giám sát việc xây dựng lực lượng, huấn luyện, diễn tập, kết hợp quân dân y, tạo mạng lưới của ngành y tế sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước và quốc tế.
- Quản lý và vận hành sở chỉ huy của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế; trực tiếp làm các báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
- Là đầu mối liên hệ với các địa phương; chuẩn bị cho các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế đến các địa phương, đơn vị; chuẩn bị nội dung các cuộc họp và thông báo kết luận của Trưởng ban; chuẩn bị các hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội nghị khác do Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế tổ chức.
- Phối hợp theo dõi, quản lý hệ thống các xe ô tô được trang bị biển hiệu, cờ ưu tiên trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các trang bị dùng chung cho thành viên Ban chỉ huy.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế gồm những thành phần nào?
Theo Điều 15 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6765/QĐ-BYT năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế gồm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, thư ký, kế toán trường và các ủy viên thường trực và kiêm nhiệm thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, các Vụ/Cục có liên quan.
Theo đó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế gồm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, thư ký, kế toán trường và các ủy viên thường trực và kiêm nhiệm thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, các Vụ/Cục có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?