Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động ngay sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì có bị gì không?
Văn phòng Thừa phát lại không hoạt động ngay sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì có bị gì không?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
b) Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà Văn phòng Thừa phát lại chưa bắt đầu hoạt động;
c) Không hoạt động liên tục từ 12 tháng trở lên hoặc hết thời hạn tạm ngừng hoạt động tối đa quy định tại khoản 3 Điều 29 của Nghị định này mà không được hoạt động trở lại;
d) Trưởng Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập hoặc toàn bộ các Thừa phát lại hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại bị miễn nhiệm, bị chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà không có người thừa kế đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại;
đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 06 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong vòng 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng Thừa phát lại phải bắt đầu hoạt động.
Nếu hết thời hạn 06 tháng này mà Văn phòng Thừa phát lại vẫn chưa bắt đầu hoạt động thì sẽ bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập.
Văn phòng Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Nếu Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, quy định về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Chấm dứt hoạt động Văn phòng Thừa phát lại
1. Văn phòng Thừa phát lại bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
c) Bị hợp nhất, bị sáp nhập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu Văn phòng Thừa phát lại bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập thì đồng thời cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:
(1) Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:
- Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.
(2) Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
(3) Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.
Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
(4) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Tải về mẫu quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?