Văn phòng đăng ký đất đai có được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với trường hợp nợ thuế thu nhập cá nhân không?
- Biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo nguyên tắc nào?
- Văn phòng đăng ký đất đai có được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với trường hợp nợ thuế thu nhập cá nhân không?
- Để không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn thì có được dùng tài sản đã bảo đảm đóng thuế thu nhập cá nhân còn nợ để sang tên quyền sử dụng đất không?
Biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 120 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn như sau:
- Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ 120 đến 132 của Luật này, nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Chương II của Phần này.
- Người ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
- Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai áp dụng biện pháp ngăn chặn
Văn phòng đăng ký đất đai có được áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với trường hợp nợ thuế thu nhập cá nhân không?
Đối với việc nợ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế không có thẩm quyền yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai áp dụng biện pháp ngăn chặn. Bởi theo căn cứ tại Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (trừ trường hợp nợ thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất này) như sau:
"Điều 119. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn."
Để không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn thì có được dùng tài sản đã bảo đảm đóng thuế thu nhập cá nhân còn nợ để sang tên quyền sử dụng đất không?
Như trên đã đề cập thì văn phòng phòng đăng ký đất đai không được áp dụng biện pháp ngăn chặn cho trường hợp chưa đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau:
"Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền."
Cụ thể, nghĩa vụ tài chính phải đóng bao gồm các khoản thu tài chính từ đất đai tại Điều 107 Luật Đất đai 2013 như sau:
"Điều 107. Các khoản thu tài chính từ đất đai
1. Các khoản thu tài chính từ đất đai bao gồm:
a) Tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất mà phải nộp tiền sử dụng đất;
b) Tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê;
c) Thuế sử dụng đất;
d) Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất;
đ) Tiền thu từ việc xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai;
e) Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
g) Phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền xử phạt vi phạm pháp luật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai."
Như vậy, nếu nghĩa vụ tài chính chưa được thực hiện theo quy định tại Điều 107 Luật Đất đai 2013 thì chưa thể làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất, kể cả không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn từ văn phòng đăng ký đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?