Văn hóa quần chúng được hiểu là như thế nào? Văn hóa quần chúng thực hiện các mục đích như thế nào?

Anh có câu hỏi là văn hóa quần chúng được hiểu là như thế nào? Văn hóa quần chúng thực hiện các mục đích như thế nào? Anh mong mình nhận được câu trả lời sớm. Anh Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Bình Dương.

Văn hóa quần chúng là gì?

Văn hóa quần chúng được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT thì văn hóa quần chúng là các hình thức sinh hoạt văn hóa phục vụ quần chúng và do đông đảo quần chúng tham gia.

văn hóa quần chúng

Văn hóa quần chúng được hiểu là như thế nào? Văn hóa quần chúng thực hiện các mục đích như thế nào? (Hình từ Internet)

Văn hóa quần chúng có mục đích gì?

Văn hóa quần chúng có mục đích được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT như sau:

Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
a) Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên;
b) Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ Sở giáo dục;
c) Góp phần điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục; ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Yêu cầu
a) Hoạt động văn hóa phải được tổ chức, thực hiện thường xuyên; đảm bảo việc tham gia các hoạt động văn hóa phù hợp nhu cầu của học sinh, sinh viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;
b) Các hoạt động văn hóa được gắn với các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước, sự kiện lịch sử, truyền thống của nhà trường, của địa phương và các hoạt động khác theo quy định của ngành Giáo dục.

Như vậy, theo quy định trên thì văn hóa quần chúng có mục đích như sau:

- Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; hình thành thói quen, ý thức tốt nhằm hoàn thiện nhân cách học sinh, sinh viên;

- Tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa - nghệ thuật, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ Sở giáo dục;

- Góp phần điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục; ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Các hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục gồm các nội dung nào?

Các hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục gồm các nội dung được quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT như sau:

- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa; ca ngợi các thành tựu của cách mạng Việt Nam; giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo lý làm người; ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống văn hóa của người Việt Nam.

- Ca ngợi quê hương đất nước, con người Việt Nam; biểu dương, vinh danh những tấm gương điển hình tiên tiến, nhân tố tích cực trong ngành Giáo dục.

- Phát triển các loại hình văn hóa và những giá trị nhân văn của văn hóa Việt Nam.

- Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với bản thân, gia đình, nhà trường, quê hương và đất nước; đáp ứng nhu cầu, sở thích lành mạnh của học sinh, sinh viên.

- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong mối quan hệ giữa con người với con người, với môi trường xung quanh, với di sản văn hóa của Việt Nam và nhân loại; phê phán các biểu hiện lệch lạc, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ; phòng chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong học đường.

Việc tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục có cần lồng phép các với các ngày truyền thống không?

Việc tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục có cần lồng phép các với các ngày truyền thống không, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT như sau:

Nguyên tắc tổ chức hoạt động văn hóa
1. Đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức xã hội; tôn trọng đặc trưng, sắc thái văn hóa các dân tộc vùng miền, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
3. Bảo đảm đúng các chức năng của văn hóa, phù hợp với độ tuổi, tâm sinh lý của học sinh, sinh viên; thực hiện hài hòa với các hoạt động khác trong các cơ sở giáo dục.
4. Tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức hoạt động văn hóa cho học sinh, sinh viên.
5. Tổ chức lồng ghép các hoạt động văn hóa gắn với các sự kiện, ngày hội, ngày lễ, ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.

Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức các hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục phải lồng phép các với các ngày truyền thống của cơ sở giáo dục, địa phương nơi học sinh, sinh viên sinh sống.

Hoạt động văn hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Văn hóa quần chúng được hiểu là như thế nào? Văn hóa quần chúng thực hiện các mục đích như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục được tổ chức bao gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động văn hóa
1,672 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động văn hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào