Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ thực hiện trong các trường hợp nào? Cụ thể các trường hợp được quy định thế nào?
- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ thực hiện trong các trường hợp nào?
- Vận chuyển nội bộ trong khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp thực hiện như thế nào?
- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trên mặt đất như thế nào?
- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trong hầm, lò như thế nào?
- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trên núi cao không có đường vận chuyển như thế nào?
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ thực hiện trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ, thì có 4 trường hợp vận chuyển nội bộ như sau:
- Vận chuyển trong khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp
- Vận chuyển đến nơi sử dụng trên mặt đất
- Vận chuyển đến nơi sử dụng trong hầm, lò
- Vận chuyển đến nơi sử dụng trên núi cao không có đường vận chuyển
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ thực hiện trong các trường hợp nào? Cụ thể các trường hợp được quy định thế nào?
Vận chuyển nội bộ trong khu vực kho vật liệu nổ công nghiệp thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT hướng dẫn vận chuyển như sau:
"Điều 28. Vận chuyển nội bộ VLNCN
1. Vận chuyển trong khu vực kho VLNCN
Cho phép sử dụng ô tô, xe thồ và vận chuyển thủ công để vận chuyển VLNCN trong khu vực kho.
Trường hợp sử dụng ô tô để vận chuyển VLNCN trong kho phải đáp ứng quy định sau:
a) Chỉ được sử dụng xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều 26 của Quy chuẩn này để vận chuyển trong khu vực kho. Khi dừng hoặc đỗ xe phải tắt máy. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong phải có cơ cấu dập tàn lửa từ ống xả và bộ phận che kín các bề mặt nóng, nhiệt độ cao.
b) Chỉ được sử dụng phương tiện có động cơ điện được trang thiết bị điện phòng nổ hoặc được làm kín đạt chuẩn cấp bảo vệ IP từ 54 trở lên đối với các thiết bị điện không phải loại phòng nổ để cơ giới hóa việc bốc xếp thuốc nổ nhóm 1.1D, 1.5D trong nhà kho bảo quản VLNCN."
Theo đó đối với trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp trong khu vực kho này sẽ sử dụng các phương tiện vận chuyển là xe ô tô, xe thồ hoặc vận chuyển thủ công.
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trên mặt đất như thế nào?
Về trường hợp này được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:
"Điều 28. Vận chuyển nội bộ VLNCN
...
2. Vận chuyển đến nơi sử dụng trên mặt đất
a) Trong ranh giới vận chuyển nội bộ, cho phép sử dụng xe ô tô, xe thồ, xe cải tiến, xe súc vật kéo, vận chuyển thủ công VLNCN từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.
b) VLNCN phải để trong hòm, các túi kín, tránh rơi vãi và không được để chung thuốc nổ và phụ kiện nổ trong cùng 01 túi hoặc bao bì. Kíp nổ phải để trong hộp gỗ được chèn lót chặt.
c) 01 lần vận chuyển 01 người không được mang, vác, xách lớn hơn 40 kg thuốc nổ, dây nổ hoặc 500 kíp nổ hoặc 10 kg mìn mồi, các bao mìn mồi phải xếp đứng thành một hàng trong hòm lót phía trong bằng vật liệu nềm có nắp đậy hoặc túi đeo (ba lô).
d) 01 lần vận chuyển 01 người không được gánh lớn hơn 50 kg thuốc nổ, dây nổ hoặc 500 kíp nổ hoặc 15 kg mìn mồi. Trường hợp đường trơn, qua dốc, suối, không được gánh lớn hơn 25 kg thuốc nổ, dây nổ hoặc 500 kíp nổ hoặc 10 kg mìn mồi. Dụng cụ gánh phải chắc chắn.
đ) Trường hợp mang xách đồng thời thuốc nổ và phụ kiện nổ, 01 người không được mang lớn hơn 12 kg. Không được để chung thuốc nổ và kíp nổ trong cùng một hòm, một túi.
e) Trường hợp sử dụng xe cải tiến để đưa VLNCN đến nơi sử dụng, không được xếp vượt quá 2/3 chiều cao thành xe. Thành xe phải có ván ở hai đầu và VLNCN phải chằng buộc chắc chắn."
Trong ranh giới nội bộ của trường hợp này thì vật liệu nổ công nghiệp được cho phép vận chuyển bằng các phương tiện là xe ô tô, xe thồ, xe cải tiến, xe súc vật kéo hoặc vận chuyển thủ công vật liệu này từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng.
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trong hầm, lò như thế nào?
Trường hợp vận chuyển nội bộ này được hướng dẫn thực hiện theo khoản 3 Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:
"Điều 28. Vận chuyển nội bộ VLNCN
...
3. Vận chuyển đến nơi sử dụng trong hầm, lò
a) Cho phép sử dụng ô tô, phương tiện chạy trên đường ray và mang xách thủ công để vận chuyển VLNCN từ kho bảo quản đến nơi sử dụng trong hầm, lò. Cho phép sử dụng goòng, toa xe, thùng cũi để vận chuyển VLNCN xuống giếng mỏ.
b) Không được vận chuyển VLNCN trong giếng mỏ vào thời gian công nhân lên xuống trong giếng. Khi bốc dỡ xếp chuyển VLNCN trong giếng mỏ, chỉ cho phép thợ mìn, người bốc dỡ, người phát tín hiệu điều khiển thùng cũi, nhân viên kiểm tra việc bảo quản và vận chuyển VLNCN trong hầm lò có mặt ở sân ga giếng mỏ, trong nhà trên mặt giếng. Phải có 02 người trở lên khi vận chuyển VLNCN từ các toa xe trong giếng mỏ đến kho hầm lò.
Chỉ cho phép thợ mìn hoặc người phục vụ mang xách VLNCN có mặt trên ô tô, thùng cũi, toa xe có VLNCN.
c) Chỉ được vận chuyển VLNCN trong giếng sau khi người trực ca chỉ huy sản xuất của mỏ thông tin cho người điều khiển trục tải mỏ, người phụ trách tín hiệu ở đầu giếng biết việc vận chuyển VLNCN bắt đầu được thực hiện.
Không được xếp các hòm, túi đựng VLNCN cao hơn chiều cao của toa xe goòng hoặc 2/3 chiều cao của thùng cũi và phải thấp hơn chiều cao của cửa thùng cũi. Chỉ được xếp thành một lớp ở trong toa xe goòng, thùng cũi các hòm VLNCN thuộc nhóm 1.1. Không được vận chuyển thuốc nổ và phụ kiện nổ trong cùng 01 chuyến.
d) Trường hợp mang VLNCN trong các toa xe chở người đi xuống đường lò nghiêng, 01 dãy ghế ngồi chỉ được bố trí 01 thợ mìn hoặc 01 người phục vụ.
đ) Cho phép thợ mìn, người phục vụ có đeo túi đựng VLNCN không lớn hơn khối lượng quy định tại điểm c, đ khoản 2 Điều này được lên hoặc xuống trong thùng cũi.
e) Tốc độ của cáp trục khi vận chuyển VLNCN trong giếng đứng, giếng nghiêng, lò bằng không được lớn hơn 5,0 m/s. Công nhân điều khiển thiết bị phải đảm bảo cho thiết bị không bị xóc, giật đột ngột khi khởi hành, trong quá trình chạy và khi dừng.
g) Thợ mìn, người phục vụ phải mang theo đèn ắc quy phòng nổ hoạt động tốt khi vận chuyển VLNCN trong hầm lò.
h) Khi sử dụng tàu điện để kéo các toa goòng có chứa VLNCN phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Cho phép xếp VLNCN lên toa xe ở trong các lò nối và trong các đường lò của kho hầm lò;
- Cho phép sử dụng tàu điện ắc quy, tàu điện cần vẹt để kéo đoàn goòng chở VLNCN trong các lò bằng. Khi sử dụng tàu điện cần vẹt, phải để phụ kiện nổ trong các goòng có nắp gỗ đậy kín, goòng chở VLNCN phải cách tàu điện cần vẹt không nhỏ hơn chiều dài cần tiếp điện;
- Trong 01 đoàn tàu chở cùng thuốc nổ và phụ kiện nổ, phải xếp thuốc nổ và phụ kiện nổ trong các goòng khác nhau và cách nhau bằng các goòng rỗng. Khoảng cách giữa các goòng chở thuốc nổ, goòng chở phụ kiện nổ và cách đầu tàu không được nhỏ hơn 3,0 m. Không được vận chuyển các hàng hóa khác trên cùng đoàn tàu vận chuyển VLNCN;
- Khi vận chuyển chuyển VLNCN nhóm 1.1 và 1.4 bằng goòng, phải sử dụng goòng bằng gỗ hoặc phía trong goòng lót gỗ. Chỉ được xếp 01 lớp hòm VLNCN trên đệm mềm. Đối với VLNCN nhóm khác, cho phép sử dụng goòng thông thường và được xếp chồng các hòm cao bằng thành của goòng; chỉ được xếp một lớp trên sàn của goòng khi vận chuyển chuyển các bao túi VLNCN;
- Ở phía trước và phía sau đoàn tàu chở VLNCN phải có đèn tín hiệu riêng. Phải phổ biến cho tất cả mọi người làm việc trong hầm lò biết tín hiệu này;
- Khi gặp đoàn tàu đang chở VLNCN, các đoàn tàu khác, người đi ngược chiều phải dừng lại để đoàn tàu chở VLNCN đi qua;
- Phải có thợ mìn hoặc nhân viên cấp phát đi hộ tống đoàn tàu chở VLNCN. Ngoài thợ lái tàu, thợ mìn, nhân viên cấp phát và những người có liên quan khác đến vận chuyển VLNCN của đoàn tàu, không cho phép người không liên quan đến vận chuyển VLNCN có mặt trên đoàn tàu. Người được phép đi trên đoàn tàu phải ngồi trong một goòng chở người cuối đoàn tàu;
- Cho phép sử dụng goòng theo quy định đối với vận chuyển trong lò bằng để vận chuyển VLNCN từ mức này sang mức khác trong lò nghiêng;
- Không được để goòng có VLNCN tự trôi theo độ dốc.
k) Khi đưa VLNCN xuống gương giếng đang đào, những người không liên quan đến nạp, nổ mìn phải ra khỏi gương thi công với khoảng cách lớn hơn 50 m.
l) Khi đào các hào và giếng loại nhỏ có sử dụng tời quay tay, việc đưa VLNCN lên xuống phải đảm bảo các yêu cầu:
- Phải có 02 người cùng quay tời;
- Tốc độ của cáp kéo không lớn hơn 1,0 m/s;
- Thiết bị tời phải có tín hiệu và cơ cấu hãm hoạt động tốt. Móc kéo phải có bộ phận bảo hiểm để tránh tuột;
- Không được nâng hoặc hạ thuốc nổ và kíp nổ trong cùng một chuyến."
Theo đó thì các phương tiện được cho phép vận chuyển trong trường hợp này là ô tô, phương tiện chạy trên đường ray và mang xách thủ công để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ kho bảo quản đến nơi sử dụng trong hầm, lò.
Cho phép sử dụng goòng, toa xe, thùng cũi để vận chuyển vật liệu xuống giếng mỏ.
Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp nội bộ đến nơi sử dụng trên núi cao không có đường vận chuyển như thế nào?
Đối với trường hợp này được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:
"Điều 28. Vận chuyển nội bộ VLNCN
...
4. Vận chuyển đến nơi sử dụng trên núi cao không có đường vận chuyển
a) Cho phép vận chuyển thuốc nổ nhóm 1.4D, 1.5D đến nơi sử dụng trên núi cao không có đường vận chuyển bằng tời có thùng chuyên dùng theo quy định tại Phụ lục 12 của Quy chuẩn này.
b) Thùng đựng thuốc nổ phải đảm bảo chắc chắn, phía trong thùng phải được lót gỗ, thuốc nổ trong thùng đảm bảo không bị rơi ra ngoài trong quá trình vận chuyển, móc kéo nối với cáp phải có bộ phận bảo hiểm để tránh tuột.
c) Khối lượng của 01 lần vận chuyển phải đảm bảo theo thông số kiểm định và không vượt quá 100 kg thuốc nổ.
d) Tốc độ của cáp trục khi vận chuyển thuốc nổ bằng tời không được lớn hơn 5,0 m/s. Công nhân điều khiển thiết bị phải đảm bảo cho thiết bị không bị xóc, giật đột ngột khi khởi hành, khi dừng và trong quá trình chạy.
đ) Phải có cơ cấu hãm hoạt động tốt cách trục quay của tời không nhỏ hơn 2,0 m để dừng thùng đựng thuốc nổ.
e) Hệ thống tời vận chuyển thuốc nổ phải kiểm định theo quy định."
Đối với trường hợp này chỉ được phép vận chuyển bằng tời có thùng chuyên dùng theo quy định tại Phụ lục 12 của Quy chuẩn này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?