Vận chuyển hóa chất trong nội bộ có cần phải đáp ứng điều kiện nào? Có phải được cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm hay không?
Vận chuyển hóa chất phải tuân theo yêu cầu nào?
Các quy định liên quan đến hoạt động vận chuyển hóa chất như sau:
Theo Điều 6 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất:
- Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.
- Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.
- Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
Và Điều 20 Luật Hóa chất 2007 quy định về hoạt động vận chuyển hóa chất nguy hiểm:
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển hóa chất nguy hiểm phải tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không, hàng hải và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, người điều khiển phương tiện, chủ hàng, chủ phương tiện có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế hậu quả, khắc phục sự cố, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân và cơ quan có liên quan nơi gần nhất.
Theo đó, khi vận chuyển hóa chất và hóa chất nguy hiểm phải tuân theo các yêu cầu nêu trên.
Vận chuyển hóa chất phải xin Giấy phép trong những trường hợp nào?
Việc vận chuyển hàng hóa là hóa chất thuộc diện phải cấp Giấy phép được quy định tại Điều 4 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
- Tổ chức, cá nhân phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:
+ Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng bằng hoặc vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư này;
+ Khi vận chuyển từng loại hàng nguy hiểm có khối lượng không vượt ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư này, nhưng tổng khối lượng của các chất độc hại, chất lây nhiễm vận chuyển trên cùng một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lớn hơn 01 tấn/chuyến (không tính khối lượng bao bì).
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp 03 (ba) bản chính, trong đó: 01 (một) bản gốc lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 12 Thông tư này; 01 (một) bản chính gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh; và 01 (một) bản chính gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
- Tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này, không cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong các trường hợp sau:
+ Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ với khối lượng dưới ngưỡng khối lượng phải cấp phép vận chuyển theo quy định tại cột (6) Phụ lục 1 Thông tư này, nhưng phải có Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này) và phải tuân theo các điều kiện vận chuyển và trách nhiệm quy định tại các Điều 5, 6, 7, 10 và Điều 20 Thông tư này;
+ Khi vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm bằng phương tiện giao thông đường thủy nội địa hoặc đường sắt, nhưng phải tuân theo các quy định tương ứng tại Nghị định 29/2005/NĐ-CP hoặc Nghị định 109/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 03/2012/NĐ-CP).
Như vậy, doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thuộc các trường hợp nêu trên thì phải xin Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (trừ trường hợp không cần xin).
Vận chuyển hóa chất trong nội bộ doanh nghiệp
Vận chuyển hóa chất bằng thang máy trong nội bộ doanh nghiệp có cần xin Giấy phép không?
Theo quy định tại Thông tư 52/2013/TT-BTNMT quy định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động vận chuyển hóa chất là hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với trường hợp vận chuyển hóa chất trong nội bộ doanh nghiệp bằng thang máy từ tầng 1 lên tầng 2 thì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể cần phải xin Giấy phép. Tuy nhiên, có thể thấy đây cũng được xem là hoạt động vận chuyển hóa chất, do đó doanh nghiệp thực hiện hoạt động này cần đảm bảo các quy định về an toàn theo quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Điều 20 Luật Hóa chất 2007 quy định về các yêu cầu đối với vận chuyển hóa chất, hóa chất nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?