Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào?
- Thông tư được đưa vào Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải xác định rõ nội dung gì?
- Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào?
Văn bản quy phạm pháp luật tài chính được quy định tại Điều 2 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật tài chính
Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành gồm: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm: thông tư; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là thông tư).
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm:
- Thông tư;
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm loại văn bản nào? (Hình từ Internet)
Thông tư được đưa vào Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải xác định rõ nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 9 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 như sau:
Chương trình xây dựng Thông tư
...
4. Việc lập chương trình xây dựng thông tư được thực hiện như sau:
a) Hàng năm, trước ngày 31 tháng 10, Vụ Pháp chế có công văn hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ lập danh mục thông tư thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị;
b) Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Vụ Pháp chế để lập danh mục Chương trình xây dựng thông tư do đơn vị mình chủ trì soạn thảo gửi Vụ Pháp chế trước ngày 15 tháng 11 hàng năm; Thông tư được đưa vào Chương trình phải xác định rõ: sự cần thiết ban hành, cơ sở pháp lý để ban hành, kế hoạch soạn thảo, thời gian Lãnh đạo Bộ ký ban hành (xác định theo tháng);
c) Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức rà soát, tổng hợp danh mục Chương trình xây dựng thông tư do các đơn vị gửi về và hoàn thiện danh mục Chương trình trình tập thể Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
Theo đó, Thông tư được đưa vào Chương trình xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính phải xác định rõ:
- Sự cần thiết ban hành
- Cơ sở pháp lý để ban hành
- Kế hoạch soạn thảo
- Thời gian Lãnh đạo Bộ ký ban hành (xác định theo tháng);
Việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2829/QĐ-BTC năm 2024 thì việc đề xuất điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tài chính được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
(1) Bổ sung vào chương trình những văn bản quy phạm pháp luật phải soạn thảo, ban hành trong các trường hợp:
- Nhiệm vụ mới phát sinh được giao tại các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Thực hiện theo kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Do yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật;
- Yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(2) Đưa ra khỏi Chương trình những dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa cần thiết hoặc không còn cần thiết phải ban hành;
(3) Điều chỉnh lùi thời điểm trình ban hành đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo tiến độ vì lý do bất khả kháng (trừ văn bản quy định chi tiết);
(4) Điều chỉnh thời điểm trình sớm hơn quy định (chỉ áp dụng đối với chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết) trong trường hợp có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các thủ tục soạn thảo đã được hoàn thiện theo quy định;
(5) Gộp nội dung các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết có cùng phạm vi, đối tượng điều chỉnh; gộp văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp một văn bản sửa nhiều văn bản.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Yêu cầu về trình độ giáo dục đối với Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cấp xã thế nào? Mức phụ cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Giá vé tham quan Đền Hùng 2025? Kinh nghiệm du lịch Đền Hùng năm 2025? Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025?
- Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu EPC qua mạng theo Thông tư 22 thay thế Thông tư 06? Tải mẫu hồ sơ mời sơ tuyển?
- Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 6 4 2025? Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay thế nào?
- Tử vi 12 con giáp ngày 6 4 2025 chi tiết? Tử vi 6 4 2025 ra sao? Tử vi ngày 6 4 2025 của 12 con giáp may mắn, tài lộc?