Văn bản đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như thế nào?
- Văn bản đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như thế nào?
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải bố trí bao nhiêu giáo viên?
- Nhà đầu tư nước ngoài có được là chủ sở hữu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản?
Văn bản đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như thế nào?
Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản (Hình từ Internet)
Văn bản đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản được thực hiện theo mẫu 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Văn bản đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải bố trí bao nhiêu giáo viên?
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản được quy định tại Điều 17 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
2. Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
b) Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
c) Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Theo đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản phải bố trí giáo viên như sau:
- Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
- Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Nhà đầu tư nước ngoài có được là chủ sở hữu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản?
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Có trang thông tin điện tử.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?