Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học?

Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học? Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật theo Hiến pháp? Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì theo Hiến pháp?

Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học?

Lý luận về nhà nước và pháp luật là một bộ phận trong hệ thống các khoa học xã hội. Việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật không thể chỉ hạn chế trong lĩnh vực các khái niệm pháp lý thuần túy mà phải đặt trên cơ sở của hệ thống các tại thức khoa học chung, phải dựa vào lý luận và phương pháp luận của nhiều bộ môn khoa học khác.

Vì vậy, việc làm sáng tỏ vị trí, vai trò và giải thích các mối liên hệ giữa lý luận về nhà nước và pháp luật với các môn khoa học xã hội và các môn khoa học pháp lý là vấn đề rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

Lý luận về nhà nước và pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu đa diện, có mối liên hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học khác, trong đó nổi bật là Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là một môn học cơ bản và quan trọng trong chương trình đào tạo đại học ở Việt Nam, là môn học đại cương của hầu hết các trường đại học đặc biệt đối với khối ngành đào tạo Luật như ngành Luật, Luật kinh tế, Hành chính công, Quan hệ quốc tế, và các ngành khoa học xã hội khác.

Môn học này đóng vai trò then chốt trong việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc, bản chất và chức năng của nhà nước và pháp luật.

Ngoài ra, nó còn giúp người học khám phá các loại hình nhà nước, hệ thống pháp luật đa dạng, đồng thời phân tích sâu sắc mối quan hệ phức tạp giữa nhà nước, pháp luật và các hiện tượng xã hội khác. Qua đó, môn học không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn góp phần hình thành tư duy phản biện và kỹ năng phân tích toàn diện cho sinh viên, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học?

Vai trò của môn học lý luận nhà nước và pháp luật là gì? Có phải môn học bắt buộc tại các cơ sở hệ đại học? (Hình từ Internet)

Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật theo Hiến pháp?

Tại Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

Điều 8.
1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

Theo đó, nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật là gì theo Hiến pháp?

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật được quy định tại Điều 2 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

Điều 2.
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Theo đó, 03 nguyên tắc cơ bản của pháp luật được quy định như sau:

(1) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

(2) Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

(3) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Lưu ý:

Nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định tại Điều 15 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

Điều 15.
1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Theo đó, nguyên tắc nhất quán giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định như sau:

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

- Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

- Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

17 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào